Trước hết, theo Sở, nhà trường dành ít nhất một tuần đầu năm học để hướng dẫn học sinh (HS) làm quen với lớp như chuẩn bị cặp, sách vở, đồ dùng học tập, chỗ ngồi… dần dần giúp trẻ làm quen với không gian, nề nếp học tập ở lớp 1. Giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không dọa nạt, to tiếng làm HS sợ hãi.
Nhà trường cần hướng dẫn HS sử dụng vở cho hợp lý, mỗi khối lớp thống nhất sử dụng tối đa 5 quyển vở ô ly (khuyến khích dùng vở 50 trang) gồm toán, tiếng Việt, kiểm tra, bài học và tiếng Anh. Và khi xếp thời khóa biểu tránh đưa một môn học có quá nhiều tiết vào một buổi.
tin liên quan
Năm học mới: Học sinh tiểu học sẽ biết mình tiến bộ thế nàoCuối tuần qua, Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc họp góp ý sửa đổi Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Về các loại sách bài tập, sách tham khảo, nhà trường phải thống nhất và thông báo cho phụ huynh. tránh phải mua tài liệu khác gây lãng phí và phiền hà. Trong lớp, nếu HS chưa có sách, vở, giáo viên cần tìm hiểu và có biện pháp giúp đỡ, không được la mắng, ép buộc, gây áp lực.
Khi vào học, giáo viên cần hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cách cầm bút và đặc biệt là dạy HS về lời nói, cách xưng hô với thầy cô, bạn bè… Giáo viên không được phân biệt HS biết hay chưa biết đọc, viết mà cần hướng dẫn tận tình, chu đáo. Khi đánh giá HS, giáo viên tập trung nhận xét bằng lời một cách chu đáo, chi tiết, mang tính động viên và khen ngợi để các em tiến bộ dần.
Sở đề nghị các trường tiểu học cần chuẩn bị chu đáo, đặc biệt đối với trẻ lần đầu đi học, giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn tỉ mỉ, nhẹ nhàng để gia đình yên tâm đưa con đến trường.
tin liên quan
Sửa Thông tư 30 để không làm khó giáo viênĐánh giá những mặt tích cực góp phần thay đổi cách thức đánh giá đối với học sinh (HS) tiểu học theo Thông tư 30 nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc thực hiện, đánh giá thường xuyên giáo viên còn gặp khó khăn, sĩ số lớp học vượt quá quy định.
Các khoản thu trong nhà trường đầu năm học phải được thông báo và niêm yết công khai và có căn cứ pháp lý. Việc thu các khoản trong nhà trường phải thực hiện theo đúng quy định, không thu gộp, tập trung vào một thời điểm nhất là đầu năm học.
Về đồng phục, Sở đề nghị tuyệt đối nghiêm cấm việc lạm thu, bày vẽ, gây tốn kém và khó khăn cho phụ huynh HS. Đồng phục phải được thiết kế giản dị, phù hợp lứa tuổi. Không bắt buộc HS phải mua đồng phục mỗi đầu năm học. HS có thể giữ gìn cẩn thận đồng phục để sử dụng trong nhiều năm hoặc cho các anh chị em trong gia đình.
Sở lưu ý nhà trường không tùy tiện thay đổi đồng phục hằng năm hoặc thêm bớt các chi tiết làm khó khăn phụ huynh HS. Nếu cần có sự thay đổi thì phải báo trước và được sự đồng thuận của cha mẹ HS. Việc thay đổi đồng phục phải được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu.
tin liên quan
Vì sao giáo viên và phụ huynh đều sợ VNEN?: Thực hiện nhưng không áp đặtTrước những ý kiến trái chiều về mô hình trường học mới (VNEN) và nhiều địa phương dừng triển khai trong năm học mới, lãnh đạo Bộ GD-ĐT mới đây cho rằng Bộ sẽ không áp đặt, các địa phương có thể áp dụng một phần.
Đầu năm học, không được để xảy ra tình trạng HS vì chưa kịp mua hoặc may đồng phục mà không thể đến trường. Khuyến khích các trường thống nhất về kiểu dáng, màu sắc để phụ huynh tự chủ động đi may cho thuận tiện.
Bình luận (0)