Trà Công phu là một nghệ thuật đòi hỏi cần phải chú trọng đến khâu lựa chọn nguyên liệu, thu hái, sản xuất, đóng gói, yêu cầu rất cao về cách pha trà, cách uống, vì thế người ta mới gọi là trà Công phu.
Chất lượng trà là yếu tố hàng đầu, kế tiếp là nước pha trà phải sạch, tốt, được đun nóng ở mức nhiệt phù hợp với từng loại trà.
Dụng cụ pha trà Công phu thường nhỏ để dễ kiểm soát chất lượng của trà. Bộ trà đơn giản nhất là một bình có từ hai đến bốn tách, còn những loại tinh vi hơn thì có nhiều loại dụng cụ khác nhau, từ bảy, tám đến hơn hai mươi món.
Tượng Lục Vũ, tác giả của quyển Trà kinh - một chuyên khảo về trà nổi tiếng thế giới |
lsqww.com |
Những bộ ấm trà Công phu trong sách kinh điển của Trung Quốc
Trong quyển Trà kinh của Lục Vũ, dụng cụ pha trà Công phu gồm có bếp, ấm đun nước, ấm chén, nồi đun cách thủy, miếng lót, bình rửa trà, khay trà, bình nước, chén nước, muỗng múc nước, bình rồng, quạt (quạt giấy, quạt lông vũ), đũa đồng, ấm trà, khăn lau (dùng để lau đồ dùng), đũa, kẹp trà, bàn trà, ấm trà, kẹp tre tủ trà,… mỗi loại có chức năng riêng. Trong số đó, có bốn loại dụng cụ pha trà tinh xảo nhất, gọi là “trà thất tứ bảo” (茶室四寶), “trà phòng tứ bảo” ( 茶房四寶) hay “chử trà tứ bảo” (煮茶四寶).
Bộ ấm trà trong Triều gia phong nguyệt kí , theo Triều Châu gia kinh (潮州茶經) thì gồm có bếp, nồi, chén và đĩa, tách trà, ngói, tấm lót nâu, quạt giấy và kẹp tre; trong đó bếp nấu trà làm bằng đất sét trắng mịn; ấm trà là loại tốt nhất, sản xuất ở lò Nghi Hưng (ấm đất màu tía); nồi Triều Châu, cũng là công cụ nấu rượu chính; chén và khay trà hầu hết làm bằng sứ có hoa văn…
Trà Công phu, một hình thức trà đạo của Trung Quốc |
httpfabricelau.blogspot.com |
Bộ ấm trà theo hình thức Lão nhân trà ở Đài Loan
Ngoài ra, còn có những bộ ấm trà được ghi nhận trong quyển Triều Châu trà kinh (潮州茶經). Riêng về trà Công phu theo hình thức Lão nhân trà (老人 茶) ở Đài Loan thì cần có những vật dụng sau:
Bình trà bằng sứ hoặc bình trà Nghi Hưng, hay chén Cái uyển (盖碗) có nắp đậy; bình pha trà gọi là Công đạo bôi (公道 杯), cần có kích cỡ phù hợp, đảm bảo hương vị trà là được; ấm đun nước nóng (có thể sử dụng ấm điện); khay đựng hoặc đĩa sứ đáy phẳng, sâu dùng để đựng vật chứa thức uống bị tràn nước; khăn trà hoặc vải trà; dao pha trà hoặc dụng cụ hái trà để làm sạch vòi ấm trà và tách lá khỏi bánh trà; tách trà (phẩm minh bôi/品茗 杯) có kích cỡ phù hợp, thường khoảng 3 tách; đồng hồ hẹn giờ; dụng cụ lọc trà (đôi khi tích hợp sẵn trong bình pha trà , gọi là lâu đấu/漏斗); hộp đựng lá trà để cân và pha chế, hoặc một cái muỗng gỗ gọi là trà thi (茶匙), dùng để đo lượng lá trà cần dùng…
Cách thưởng thức trà của người cao tuổi ở Đài Loan gọi là Lão nhân trà (老人 茶) |
egoll.com |
Loại trà sủng "cậu bé tè dầm" |
jianshu.com |
Ngoài ra, còn những điều tùy chọn khi thực hiện một buổi trà Công phu: số người tham dự; vật dụng chứa nước và lá trà đã qua sử dụng; nhiệt kế nhà bếp; chén (văn hương bôi/闻 香 杯) dùng để đánh giá hương thơm của trà; một cặp kẹp hay đôi đũa gọi là hiệp/tiệp (挾); một cái bàn chải kiểu thư pháp có tay cầm bằng gỗ, dùng để trải đều trà thừa trên khay trà để đảm bảo không có phần nào bị khô và bị dính "vết" trà.
Cuối cùng là “trà sủng” (茶宠), một vật thường làm bằng đất sét. Trà sủng có nghĩa là "thú cưng của trà". Loại trà sủng tiêu biểu là tượng "cậu bé uống trà". Trước khi tiến hành nghi lễ trà, người ta ngâm trà sủng trong nước lạnh, sau đó, trong buổi trà đạo họ đổ nước trà nóng lên cậu bé này, khiến cậu ta "tè dầm".
Theo truyền thống, trà sủng có nhiều hình thức, phổ biến là những tượng nhỏ cổ điển của Trung Quốc, có hình con rồng, rùa, sư tử hoặc cóc… Người ta sử dụng trà sủng làm vật chứa để đổ nước trà thừa lên, lâu ngày tạo thành một vật “nổi màu”, thoảng mùi hương trà. (còn tiếp)
Bình luận (0)