Tra tấn bạn man rợ, nhóm du học sinh Trung Quốc lãnh án

18/02/2016 13:28 GMT+7

Một nhóm du học sinh Trung Quốc đã phải trả giá đắt sau những hành động tra tấn man rợ bạn học của mình trên đất Mỹ, với các mức phạt tù kéo dài, theo AP.

Một nhóm du học sinh Trung Quốc đã phải trả giá đắt sau những hành động tra tấn man rợ bạn học của mình trên đất Mỹ, với các mức phạt tù kéo dài, theo AP.

Sự tự do của những du học sinh Trung Quốc tại Mỹ cũng mang theo những hệ lụy khác - Ảnh: BloombergSự tự do của những du học sinh Trung Quốc tại Mỹ cũng mang theo những hệ lụy khác - Ảnh: Bloomberg

Yunyao “Helen” Zhai bị kết án 13 năm tù, Yuhan “Coco” Yang 10 năm và Xinlei “John” Zhang lãnh án 6 năm, AP dẫn bản án hôm 17.2 dành cho 3 sinh viên người Trung Quốc ở California, Mỹ.

Các công tố viên cho biết nhóm này phạm tội làm nhục nạn nhân (cởi đồ), đánh đập và đốt vào cơ thể hai người bạn học của họ.

Zhai, 19 tuổi, bị buộc tội bạo lực với một cô gái 16 tuổi, người bị đấm và tát vào tháng 3.2015 tại một nhà hàng và công viên ở Rowland Heights, phía đông thành phố Los Angeles.

Hai ngày sau vụ ấy, các công tố viên nói rằng nhóm của Zhai bắt cóc một người bạn cùng lớp 18 tuổi. Họ đưa cô bạn này tới một công viên để thực hiện hành vi lột đồ, đánh đập, đấm, đá, nhổ nước bọt, dùng thuốc lá đốt và bắt người này tự ăn tóc của mình suốt 5 tiếng đồng hồ.

Zhai đã tấn công cô gái 16 tuổi vì cho rằng mình không được tôn trọng. Trong khi đó, cô gái 18 tuổi bị hành hung vì đã cãi nhau với một cậu trai và liên quan tới một hóa đơn chưa thanh toán ở nhà hàng, các điều tra viên cho biết.

Nhóm sinh viên này nằm trong số hàng ngàn du học sinh Trung Quốc đang theo học ở Mỹ, và không có sự quản thúc của phụ huynh. Nhiều này kéo nhau về ở tại khu vực Thung lũng San Gabriel, ngoại ô Los Angeles.

Các sinh viên này đã nói lời xin lỗi trước tòa. Riêng Zhai cho biết cô hy vọng rằng việc làm của mình không gây ám ảnh cho các nạn nhân trong phần còn lại của cuộc sống, đồng thời đổ lỗi cho cách hành xử của gia đình đã dẫn tới những hành động của cô.

“Họ gửi tôi tới Mỹ để có cuộc sống tốt hơn và một nền giáo dục đầy đủ hơn. Song song với điều này là sự tự do. Thực tế, rõ ràng đã có quá nhiều sự tự do. Ở đây, tôi trở nên cô đơn và lạc lối. Tôi không nói ra điều này với cha mẹ mình vì không muốn họ lo lắng”, Zhai nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.