Hai nước đã tốn không ít công sức và uy tín chính trị để tiến hành hội nghị và đạt được kết quả là khởi động khuôn khổ tiếp xúc, đàm phán giữa 2 phe ở Syria, đề cao nó là bằng chứng về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng bằng con đường ngoại giao và nhờ vậy xác lập được vai trò then chốt trong vấn đề này.
Phê trách lẫn nhau như thế tạo hình ảnh 2 đối tác này bây giờ chẳng khác gì thời kỳ trước khi cùng giải quyết vấn đề vũ khí hóa học ở Syria và tổ chức hội nghị quốc tế nói trên.
Có thể thấy tiến trình đàm phán diễn ra không suôn sẻ như trù liệu ban đầu. Mỹ và Nga càng đồng hành trong quá trình này với nhau thì lại có vẻ càng nghi ngờ lẫn nhau.
Lý do có thể ở chỗ càng đi vào chi tiết của giải pháp chính trị thì lợi ích của các bên liên quan càng bị đụng chạm trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn khiến họ khó xử hơn và kém sẵn sàng nhượng bộ hơn trước. Các bên ở Syria lợi dụng triệt để bất đồng quan điểm giữa các đối tác bên ngoài để đề cao vị thế mặc cả cho chính mình. Các đối tác bên ngoài Syria thì vẫn hậu thuẫn phe của mình chứ chưa cùng dùng ảnh hưởng và uy quyền có được để thúc ép các phe ấy thỏa hiệp.
Cho nên Mỹ và Nga trách cứ lẫn nhau để tránh trách nhiệm mà họ phải cùng thực hiện nếu muốn đàm phán thực sự nhanh chóng thành công.
Thảo Nguyên
>> Ả Rập Xê Út viện trợ tên lửa cho phe nổi dậy Syria
>> Syria trễ hạn nộp vũ khí hóa học
>> Quân chính phủ Syria không kích dữ dội vào Aleppo
Bình luận (0)