Trách nhiệm xã hội gắn liền với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội (CSR) là cụm từ dùng để nhắc tới những doanh nghiệp có các hoạt động thực hiện trách nhiệm với xã hội và tạo ra những tác động tích cực đến môi trường xung quanh. Các hoạt động CSR phổ biến như bảo vệ môi trường, sinh thái, thúc đẩy bình đẳng, hòa nhập, cống hiến cho cộng đồng và đảm bảo các quyết định kinh doanh được đưa ra dựa trên phương diện đạo đức.
Không có một mô hình chung với các doanh nghiệp trong việc thực hiện CSR. Tuy nhiên, việc đưa các hoạt động này tích hợp với văn hóa và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả sâu rộng, góp phần làm thay đổi những số phận, những hoàn cảnh khó khăn; mang lại chất lượng sống tốt hơn cho cả cộng đồng xã hội.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Có rất nhiều ví dụ cho thấy các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực hết mình vì các hoạt động CSR và coi đó là điểm mấu chốt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Với phương châm hoạt động và phát triển luôn gắn với giá trị cốt lõi có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trong gần 30 năm qua, Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát luôn quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội với những chương trình ý nghĩa, có quy mô và tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Với ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, từ những năm 2010, Tân Hiệp Phát đã áp dụng mô hình 3R (Reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng và Recycle - tái chế). giúp tập đoàn này cắt giảm hơn 70.000 tấn nhựa trong gần 10 năm (2013-2022) và đặt mục tiêu giảm hơn 112.000 tấn nhựa vào năm 2027. Đặc biệt, năm 2021 Tân Hiệp Phát ghi dấu khi đưa vào vận hành nhà máy tái chế trị giá 100 tỷ ngay trong khuôn viên tổ hợp sản xuất tại Hậu Giang.
Tân Hiệp Phát cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ cộng đồng dựa trên nền tảng quan tâm, đồng hành lâu dài. Gần 30 cây cầu được xây dựng ở các địa phương khó khăn tại miền Tây đã giúp nhiều trẻ em được đến trường trong sự an toàn, người dân thuận tiện giao thương đi lại thay cho những cây cầu cũ, mục và nhiều rủi ro.
Đặt trẻ em vào trung tâm các hoạt động hỗ trợ, Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng các chương trình khuyến học, khuyến tài, đồng hành hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tới trường. Tân Hiệp Phát cũng Kết hợp với Trung tâm Truyền hình Nhân đạo thực hiện chương trình "Nối trọn yêu thương" nhằm lan tỏa tinh thần, nghị lực vượt qua khó khăn của những người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, truyền cảm hứng mạnh mẽ tới cộng đồng xã hội.
Mặc dù đại dịch Covid-19 đã qua đi, nỗi đau vẫn còn ở lại. Để phần nào xoa dịu những nỗi đau mà đại dịch gây ra, Tân Hiệp Phát hưởng ứng chương trình "Cùng con đi tiếp cuộc đời" của Báo Thanh Niên, nhận nuôi dưỡng 50 trẻ em mồ côi vì đại dịch tới năm 18 tuổi với số tiền ước tính hơn 13 tỉ đồng.
"Trẻ em là luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của THP trong các hoạt động trách nhiệm xã hội của mình. Không chỉ hỗ trợ về tài chính và vật chất, THP luôn cố gắng mang tới sự quan tâm, chăm lo về tinh thần để động viên, lan tỏa tinh thần 'không gì là không thể'. Chúng tôi mong muốn các em luôn lạc quan hướng về tương lai, vượt mọi khó khăn trong cuộc sống, nỗ lực phấn đấu, học tập để đạt được ước mơ của mình và trở thành người có ích", ông David Charles Riddle, CEO của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, chia sẻ.
Trách nhiệm với xã hội cũng là trách nhiệm với chính mình
Các chuyên gia hàng đầu thế giới đã khẳng định rằng các chương trình CSR không chỉ mang lại những tác động một chiều đối với xã hội. Ngược lại, nó ngày càng quan trọng với chính bản thân các doanh nghiệp.
Đầu tiên, CSR giúp cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Công chúng thường đánh giá rất cao một doanh nghiệp với hình ảnh tích cực trong các hoạt động vì cộng đồng.
Một doanh nghiệp "tử tế" cũng dễ dàng hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Khảo sát mà Deloitte thực hiện năm 2021, lực lượng lao động hiện đại ưu tiên văn hóa, sự đa dạng và hành động cao hơn lợi ích tài chính. Gần một nửa trong số các lao động Gen Y và Gen Z tham gia khảo sát ưu tiên sự tử tế của doanh nghiệp khi lựa chọn bến đỗ.
Những yếu tố này cũng tương đồng với hướng đi mà các doanh nghiệp như Tân Hiệp Phát đang theo đuổi: Đặt trách nhiệm với cộng đồng xã hội ở vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển của mình với niềm tin nỗ lực đóng góp cho cộng đồng cũng là cách giúp doanh nghiệp phát triển trong môi trường bền vững hơn.
Đó cũng là lý do trong giai đoạn Covid-19 hoành hành, dù đối diện vô vàn khó khăn, Tân Hiệp Phát vẫn cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh liên tục và giữ việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 4.000 cán bộ công nhân viên.
"Đằng sau 4.000 con người đó là gia đình, là cha mẹ, là con cái. Việc Tân Hiệp Phát nỗ lực đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Và đó cũng sẽ là nguồn nhân lực giúp chúng tôi khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh khi đại dịch qua đi", đại diện Tân Hiệp Phát chia sẻ.
Bình luận (0)