Trái đất ấm lên 1,5 độ C hay 2 độ C thì có gì khác biệt?

21/11/2021 09:30 GMT+7

Khi nói về việc giải cứu hành tinh, giới khoa học và các nhà lãnh đạo thế giới luôn nhấn mạnh con số 1,5 độ C. Theo Hiệp định Khí hậu Paris 2015, các quốc gia cam kết giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở dưới 2 độ C so với mức nhiệt độ vào thời kì tiền công nghiệp nhưng họ lại đặt mục tiêu là 1,5 độ C. 0,5 độ C có gì khác biệt?

Thế giới hiện đã nóng lên khoảng 1,1 độ C so với thời tiền công nghiệp. Các nhà khoa học dự báo rằng nếu vượt qua ngưỡng 1,5 độ C sẽ gây ra các tác động biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn lên con người, động vật hoang dã và hệ sinh thái.

Trong năm nay, những đợt mưa lớn khiến Trung Quốc và Tây Âu lao đao. Tây Bắc Thái Bình Dương vã mồ hôi trong nhiệt độ nóng kỷ lục. Còn Greenland chứng kiến những vụ tan băng khổng lồ.

Băng tan ở Canada, hải cẩu con đáng yêu sẽ không còn đất sống?

Daniela Jacob, nhà khoa học khí hậu tại Trung tâm Dịch vụ Khí hậu Đức, cho biết: "0,5 độ đồng nghĩa với thời tiết cực đoan hơn, thường xuyên hơn, nặng nề hơn, và kéo dài hơn".

Sự khác biệt giữa 1,5 và 2 độ C cũng có vai trò sống còn cho các khu vực băng giá và đại dương trên Trái Đất.

Nóng lên 1,5 độ C sẽ phá hủy ít nhất 70% rạn san hô nhưng nóng lên 2 độ C thì hơn 99% sẽ biến mất.

Ví dụ như rạn san hô Great Barrier của Úc. Theo một nghiên cứu gần đây, rạn san hô này vẫn có cơ hội sống sót nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu dừng ở mức 1,5 độ C.

Rạn san hô Great Barrier của Úc đang gặp nguy hiểm vì nạn nóng lên toàn cầu.

reuters

Giáo sư Terry Hughes là tác giả chính của nghiên cứu trên.

"Tương lai của rạn san hô Great Barrier phần nhiều phụ thuộc vào mức độ nóng lên của hành tinh này. Nếu chúng ta có thể giữ ở mức 1,5 độ C trung bình toàn cầu thì theo tôi chúng ta vẫn có thể giữ rạn san hô Great Barrier Reef phát triển tốt. Nhưng nếu lên đến 3, 4 độ C nóng lên toàn cầu, là hướng chúng ta hiện đang tiến gần đến thì chẳng còn gì ở rạn Great Barrier hay bất cứ rạn san hô dọc xích đạo nữa", theo ông Hughes.

Để tránh vượt ngưỡng 1,5 độ C, đến năm 2030 phải giảm mức phát thải carbon chỉ còn một nửa so với năm 2010 và giảm xuống còn 0 đến năm 2050. Đây là một nhiệm vụ đầy tham vọng mà các nhà khoa học, giới tài chính, đàm phán và các nhà hoạt động tiếp tục thảo luận để đạt mục tiêu và mức giá phải trả.

"Chúng ta nên cố gắng nhằm đạt được mức 1,5 độ C. Tôi hy vọng đó là tinh thần mà các nhà đàm phán sẽ tiếp tục hướng tới trong các cuộc thảo luận này", ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26, nhấn mạnh.

Mỹ, Trung Quốc bất ngờ công bố thỏa thuận về biến đổi khí hậu
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.