Trái đất sắp hứng chịu những đợt nắng nóng ‘không thể chịu nổi’

Khánh An
Khánh An
12/11/2021 20:30 GMT+7

Những đợt nắng nóng chết chóc ngày càng gia tăng, đang đe dọa sự sống và cả những nền văn hóa tại nhiều nơi trên thế giới .

Biểu tình kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu bên lề COP26

afp

Giới chuyên môn đang cảnh báo về những đợt nắng nóng tại nhiều khu vực trên thế giới khiến nhiều người không thể chịu nổi, từ Thung lũng chết cho đến Trung Đông, tiểu lục địa Ấn Độ cho đến vùng hạ Sahara.

Theo đó, nếu không hành động ứng phó, những mức nhiệt kỷ lục và đợt nóng chết người sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Tháng nóng nhất

Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay tháng 7.2021 là tháng nóng nhất từng được ghi nhận trên trái đất.

“Chúng ta bị tác động rất nhiều bởi nhiệt độ không thể chịu nổi này, và những người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất”, theo ông Kuldeep Kaur sống tại bang Rajasthan ở Ấn Độ gần biên giới Pakistan.

Nhiệt kế tại Thung lũng chết ở California, Mỹ vào ngày 16.6

AFP

Tại Canada, hiện tượng vòm nhiệt khiến nhiệt độ tăng lên trên 400C vào mùa hè này. Nhiều người dân than phiền rằng họ không thể đi ra ngoài vì quá nóng.

Nhiệt độ tăng dẫn đến hạn hán thường xuyên và nghiêm trọng hơn, bên cạnh cháy rừng, bão và thậm chí lũ lụt. Nhiều đợt nắng nóng đang tàn phá nông nghiệp và gây nguy cơ chết người.

“Chúng ta đang nói về hàng ngàn người tử vong mỗi đợt nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, những đợt nắng nóng này đang gia tăng”, theo chuyên gia khí tượng Robert Vautard, viện trưởng Viện Pierre-Simon Laplace ở Pháp.

Nếu thế giới nóng thêm hơn 20C, 1/4 dân số có thể chứng kiến nắng nóng nghiêm trọng ít nhất 1 lần trong 5 năm, theo dự thảo báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

Hậu quả thảm khốc

Với người dân bộ lạc Bedouin ở Ả Rập Xê Út, nắng nóng trong những năm gần đây đã trở thành điều quen thuộc. Ông Nayef al-Shammari cho biết nhiệt độ có thể lên 430C vào khoảng 9 giờ sáng và còn tăng lên đến 500C.

Nhiệt độ tăng đến mức đe dọa sự sống và nền văn hóa của họ đang bị đe dọa. “Ngay cả những động vật chịu nhiệt độ cao trong vùng như một số giống lạc đà và dê cũng sẽ bị ảnh hưởng, nông nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng, do đó nhiệt độ cực đoan sẽ ảnh hưởng sản xuất thực phẩm”, theo chuyên gia George Zittis tại Viện Nicosia (Đảo Cyprus).

Biểu tình kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu tại London, Anh vào ngày 6.11

afp

Truyền thuyết kể rằng có những đầm lầy ở vùng sông Tigris và Euphrates ở Iraq từng là nơi có vườn Địa đàng và khu vực này cũng bị ảnh hưởng.

“Nhiệt độ trên 500C ảnh hưởng đến các loài cá, động vật, con người và du lịch”, theo cư dân Razak Jabbar, người hiện đang tính chuyện rời khỏi vùng đầm lầy này.

Nơi nóng nhất trên thế giới là Thung lũng chết ở California (Mỹ) và nhiệt độ tại đây cũng đang tăng thêm.

Mùa hè này là năm thứ 2 liên tiếp khu vực này ghi nhận nhiệt độ kỷ lục 54,40C, nhiệt độ cao nhất trên thế giới từng được ghi nhận.

Trong bối cảnh đó, nhiều người đang kỳ vọng vào kết quả khả quan của các sự kiện như Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh).

Mỹ, Trung Quốc bất ngờ công bố thỏa thuận về biến đổi khí hậu

“COP26 phải đánh dấu thời điểm chuyển biến. Chúng ta cần mọi quốc gia cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ, và đưa ra các chiến lược rõ ràng, đáng tin cậy và dài hạn để đạt được”, theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.

Cảnh báo hiện tượng La Nina đang tác động

Hãng Reuters ngày 10.11 dẫn thông tin từ Cơ quan Thời tiết Nhật Bản cho hay hiện tượng La Nina dường như đang diễn ra và có 60% khả năng hiện tượng này tiếp diễn cho đến mùa đông. Hiện tượng này xảy ra vài năm một lần và gây ra nhiệt độ ở biển giảm bất thường tại vùng xích đạo ở Thái Bình Dương, dẫn đến các đợt lũ lụt và hạn hán.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.