'Trạm sạc toàn dân': Chủ nhà hàng, cà phê, rửa xe... có thêm nghề mới

20/10/2024 10:43 GMT+7

Đang quản lý và vận hành hệ thống 150.000 cổng sạc khắp 63 tỉnh, thành dành cho xe điện VinFast, công ty phát triển trạm sạc của tỉ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục tiên phong triển khai mô hình kinh doanh trạm sạc nhượng quyền "doanh nghiệp và nhân dân cùng làm" đầu tiên tại Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, đây sẽ là bước tiến quan trọng thúc đẩy công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Sức hút của mô hình kinh doanh mới

Trong bối cảnh Việt Nam đang dần hướng đến nền kinh tế xanh, các phương tiện giao thông thuần điện đã và đang trở thành xu hướng được nhiều người dân lựa chọn. Đi cùng đó là nhu cầu về hạ tầng trạm sạc tăng mạnh - "bài toán" gây khó ngay cả với các thị trường xe điện phát triển nhất trên thế giới. Mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN xuất hiện được đánh giá là lời giải cho bài toán này.

'Trạm sạc toàn dân': Chủ nhà hàng, cà phê, rửa xe... có thêm nghề mới- Ảnh 1.

Hệ thống trạm sạc của VinFast phủ rộng, tạo điều kiện cho nhiều người dân dễ dàng chuyển đổi xanh

ẢNH: V.G

'Trạm sạc toàn dân': Chủ nhà hàng, cà phê, rửa xe... có thêm nghề mới- Ảnh 2.

Việc V-GREEN cam kết chia sẻ doanh thu từ việc sạc điện ở mức cố định 750 đồng/kWh được các chuyên gia đánh giá là rất có lợi cho đối tác

Theo đó, cá nhân hay hộ gia đình, doanh nghiệp đều có thể tham gia cùng V-GREEN phát triển và kinh doanh hệ thống trạm sạc để phục vụ chủ xe điện VinFast. Chủ mặt bằng trong hệ thống của V-GREEN chỉ cần đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để đảm bảo việc vận hành trạm sạc. Công ty sẽ hỗ trợ từ công nghệ quản lý vận hành, quản lý thu chi, đến các khâu bảo trì, bảo dưỡng, marketing thu hút khách hàng cho các đối tác.

Mô hình sáng tạo cùng những quyền lợi chưa từng thấy trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền của V-GREEN đã nhanh chóng nhận được sự đồng thuận từ nhiều chuyên gia.

Chuyên gia phân tích dữ liệu kinh tế Nguyễn Thành Nhân nhận định, từ góc độ kinh tế, mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN mở ra cơ hội sinh lời đầy tiềm năng và bền vững cho hàng nghìn hộ gia đình và doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Theo ông Nguyễn Thành Nhân, khác với các mô hình kinh doanh nhượng quyền yêu cầu khoản chi phí lên đến hàng tỉ đồng để được tham gia mạng lưới, các chủ mặt bằng trạm sạc sẽ không gặp nhiều khó khăn để có tên trong hệ thống bản đồ trạm sạc VinFast. Cùng đó, mức chia sẻ doanh thu từ việc sạc điện, được V-GREEN cam kết ở mức cố định 750 đồng/kWh, cũng được vị chuyên gia đánh giá là rất có lợi cho đối tác. Hơn nữa, chủ mặt bằng có thể thu hút lượng khách hàng là chủ xe điện VinFast - ước tính đạt 300.000 ô tô và 1 triệu xe máy vào năm 2025 - tới sử dụng các dịch vụ gia tăng như rửa xe, chăm sóc xe, kinh doanh đồ ăn, thức uống…

Đặc biệt hơn, sự đồng hành của V-GREEN sẽ kéo dài tối thiểu 10 năm, cùng cam kết đền bù cho các chủ mặt bằng nếu công ty dừng kinh doanh trước thời hạn này. Ông Nhân cho biết đây là chính sách cực hiếm thấy trong mô hình kinh doanh nhượng quyền.

"V-GREEN đang sử dụng chính nguồn lực của mình để hỗ trợ đối tác nhượng quyền vì mục tiêu phát triển hệ thống trạm sạc tại Việt Nam", ông Nhân chia sẻ.

Anh Lê Nguyên Sinh, chủ hai cửa hàng ăn và cà phê tại Hà Đông (Hà Nội), cho hay ngay khi có thông tin về việc V-GREEN khởi xướng mô hình trạm sạc toàn dân, anh đã lập tức nghĩ ngay tới việc hợp tác này cho nhà hàng của mình. "Thứ nhất, nhà hàng chắc chắn sẽ có thêm lượng khách đáng kể khi là lựa chọn đầu tiên của nhiều chủ xe điện; thứ hai, tôi có thêm doanh thu tốt từ khách vãng lai sạc xe và tranh thủ ăn uống", anh Sinh chia sẻ.

Từ góc độ người làm kinh doanh, anh Sinh phân tích từ nay tới năm 2040, thời điểm Việt Nam hạn chế xe xăng theo cam kết NetZero, lượng xe điện sẽ tăng lên rất nhanh. Vì thế kể cả khi hết cam kết đồng hành 10 năm của V-GREEN với đối tác thì trạm sạc vẫn là nhu cầu thiết yếu của xã hội, với nguồn khách hàng khổng lồ sẵn có.

Chìa khóa thúc đẩy chuyển đổi xanh

Giới chuyên gia nhận định, mô hình trạm sạc nhượng quyền là một bước tiến quan trọng, không chỉ giúp giảm tải áp lực cho các trạm sạc công cộng hiện tại mà còn tạo cơ hội cho mỗi người dân đều có thể tham gia và hưởng lợi từ việc chuyển đổi xanh.

'Trạm sạc toàn dân': Chủ nhà hàng, cà phê, rửa xe... có thêm nghề mới- Ảnh 3.

Lượng xe điện VinFast sẽ đạt 300.000 ô tô và 1 triệu xe máy vào cuối năm 2025, cho thấy nhu cầu về trạm sạc xe của khách hàng sẽ ngày càng tăng cao

Đánh giá về mô hình đặc biệt của V-GREEN, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng không chỉ tạo ra một ngành nghề kinh doanh mới, V-GREEN đang tạo cơ hội cho những đối tác nhượng quyền của V-GREEN (cá nhân, doanh nghiệp) cùng tham gia mạnh mẽ vào một công cuộc chuyển đổi xanh mang tầm quốc gia. Ở góc nhìn của ông, không chỉ chủ xe điện cảm thấy đang có những đóng góp ý nghĩa cho môi trường bằng việc lựa chọn phương tiện xanh, mà chính những người cung cấp dịch vụ cũng đang có thêm động lực để góp sức vào quá trình này.

Mối quan hệ tương hỗ sẽ xuất hiện, bởi khi hệ thống trạm sạc ngày càng phủ rộng, ngày càng nhiều người dân sẽ dễ dàng chuyển đổi xanh, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cộng đồng.

"Vingroup và V-GREEN đang chứng minh rằng "Vì tương lai xanh" không chỉ là lời kêu gọi mà đang được hiện thực hóa một cách mạnh mẽ từ chính sự tiên phong của doanh nghiệp", PGS-TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá.

Theo giới chuyên gia, mô hình trạm sạc nhượng quyền sẽ là mảnh ghép quan trọng trong bức tranh lớn hơn của chiến dịch "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" do Vingroup phát động từ tháng 6.2024. Hàng loạt đặc quyền đã và đang được Vingroup mang tới cho người dùng như ưu đãi về giá, miễn các khoản chi phí vận hành hằng ngày như tiền sạc, tiền gửi xe, chính sách hậu mãi ưu tiên cho các chủ xe điện…

Nói về những hành động mạnh mẽ trên, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng doanh nghiệp Việt cùng các công ty thành viên, đối tác đã chủ động sử dụng nguồn lực của mình để tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng, qua đó tạo ra sự bứt phá trong chuyển đổi xanh ở Việt Nam.

"Việc làm này của Vingroup rất ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầu tàu của nền kinh tế. Sự tiên phong, dẫn dắt ấy vừa có ý nghĩa thức tỉnh, vừa truyền cảm hứng để cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân cùng chung tay kiến tạo thế giới xanh trong tương lai", vị chuyên gia kết luận.

Đầu tư thông minh giữa bối cảnh kinh tế khó khăn

Trong khoảng 10 năm gần đây, mô hình kinh doanh nhượng quyền ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, thực tế không phải doanh nghiệp nhượng quyền nào cũng "sống khỏe", có nguồn thu ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn vài năm trở lại đây.

'Trạm sạc toàn dân': Chủ nhà hàng, cà phê, rửa xe... có thêm nghề mới- Ảnh 4.

Mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN đang thu hút không ít gia đình, hộ kinh doanh mở rộng thêm nguồn thu

ẢNH: V.G

Anh Minh Quân, đang kinh doanh hệ thống chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhượng quyền tại Hà Nội, cho hay chi phí về mặt bằng cao, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng khiến một số cửa hàng trong hệ thống của anh phải dừng hoạt động. Câu chuyện của anh Quân cũng đang là bài toán gây đau đầu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.

Giữa bối cảnh này, việc V-GREEN - đơn vị phát triển và vận hành trạm sạc cho xe điện VinFast - công bố triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam với những đặc quyền chưa từng có dành cho đối tác ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận "nóng" trên các diễn đàn đầu tư.

Là người đã có kinh nghiệm về kinh doanh nhượng quyền, sau khi nghiên cứu kỹ các chính sách và điều kiện, anh Quân khẳng định, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng, việc đầu tư trạm sạc nhượng quyền mở ra một hướng kinh doanh mới an toàn và chắc chắn có lời.

Anh Quân phân tích: Đầu tiên, về nhu cầu thị trường, trong năm nay dự kiến hàng chục nghìn ô tô điện VF 3 sẽ tới tay khách hàng, song song với các mẫu xe điện cũng đang bán chạy như VF 5, VF 6… Ước tính, lượng xe điện VinFast sẽ đạt 300.000 ô tô và 1 triệu xe máy vào cuối năm 2025, cho thấy nhu cầu về trạm sạc xe của khách hàng sẽ ngày càng tăng cao.

Tiếp đến, về tiềm năng sinh lời, theo chính sách của V-GREEN, các chủ mặt bằng được cam kết mức doanh thu cố định 750 đồng cho mỗi kWh sạc trong tối thiểu 10 năm. Đây là cam kết đồng hành hiếm thấy so với bất kỳ mô hình nhượng quyền nào hiện tại.

"Nguồn thu nhập là rất tiềm năng vì nhu cầu sạc diễn ra liên tục, không phân biệt ngày đêm hay thời tiết. Lấy ví dụ, mỗi lần một chiếc xe VinFast VF 8 sạc đầy, chủ mặt bằng có thể kiếm được từ 60.000 - 65.000 đồng. Tính trung bình, nếu mỗi ngày có khoảng 5 lượt sạc/cổng, mỗi trụ hai cổng đã giúp thu lời từ 18 - 20 triệu đồng/tháng", anh Quân tính toán.

Đặc biệt, chủ mặt bằng cũng không phải lo lắng về việc kiếm khách hàng - yếu tố cốt lõi đã khiến nhiều doanh nghiệp "đuối sức" và thất bại trong kinh doanh nhượng quyền. Bởi không chỉ được hòa vào mạng lưới trạm sạc với hàng vạn chủ xe điện, đối tác còn được hỗ trợ khâu marketing, thu hút khách hàng, bên cạnh những hỗ trợ về công nghệ, quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng…

Bên cạnh đó, theo anh Quân, việc kinh doanh trạm sạc hoàn toàn không ảnh hưởng tới nguồn doanh thu chính của anh, trái lại còn tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng là chủ xe điện tới sạc xe.

"Như vậy, thay vì phải tìm kiếm khách hàng, thì khách hàng sẽ tự tìm đến với tôi", ông chủ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhận định và cho biết đã chính thức đăng ký làm đối tác của V-GREEN.

Ngoài tiềm năng sinh lời, điều khiến nhiều doanh nghiệp tin tưởng ở mô hình của V-GREEN là cam kết đền bù nếu công ty dừng kinh doanh trước hạn 10 năm.

"Nếu là doanh nghiệp khác triển khai, tôi sẽ còn phải tính toán nhiều trước khi quyết định hợp tác. Nhưng uy tín của Vingroup làm tôi hoàn toàn yên tâm", anh Kiêm Toàn, chủ một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô ở TP.HCM, nói.

Đặc biệt hơn, theo anh Toàn, khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, những doanh nghiệp chủ động triển khai chuyển đổi xanh như anh từ sớm sẽ có nhiều lợi thế lớn. Lựa chọn đúng hướng đi sẽ giúp tiết giảm được nhiều chi phí, tăng sức cạnh tranh và đặt nền móng bền vững cho tương lai.

Nhìn lại những hành động mạnh mẽ của VinFast cũng như Vingroup trong những năm qua, vị chủ doanh nghiệp bày tỏ niềm tin lớn nếu được đồng hành cùng những đầu tàu.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Vingroup và các công ty thành viên cho thấy quyết tâm mãnh liệt và trách nhiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông tại Việt Nam. Từ tháng 6.2024, chương trình "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" đã được triển khai với những chính sách mạnh tay như: ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, miễn phí sạc điện 1 - 2 năm, cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ… Những chính sách này đều được đánh giá là chưa từng có trên thị trường và đang tạo ra sức bật mạnh giúp xe điện ngày càng dễ tiếp cận với mỗi người dân.

Sự xuất hiện của mô hình trạm sạc nhượng quyền được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục tối ưu quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng xe điện, đồng thời tạo cú hích mạnh mẽ chưa từng thấy để công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.

Chủ nhà hàng, quán cà phê có thêm nghề mới

Không ít gia đình, hộ kinh doanh đang tính tới việc mở rộng thêm nguồn thu khỏe nhờ mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN.

Anh Nguyễn Đình Hiếu (TP.HCM) đang là chủ một garage chăm sóc ô tô với diện tích mặt bằng khoảng hơn 250 m2 tại TP.HCM, chia sẻ: "Nhìn số lượng xe điện tăng lên hằng ngày, chúng tôi cũng đang hướng tới việc chăm sóc khách hàng là chủ xe điện để tự mở rộng tệp khách hàng. Bởi thế, việc có thêm mô hình trạm sạc nhượng quyền đúng là một công đôi việc". Với mặt tiền lớn, anh Hiếu lên kế hoạch thu xếp một khoảng sân để lắp khoảng 8 - 10 cổng sạc mà không ảnh hưởng tới việc kinh doanh hiện tại. Theo chính sách của V-GREEN, chủ mặt bằng như anh sẽ được chia sẻ doanh thu ở mức cố định là 750 đồng/kWh. Tính toán dung lượng pin của các mẫu xe hiện tại của VinFast, theo anh Hiếu, tùy mẫu xe, anh sẽ thu về khoảng 15.000 - 90.000 đồng cho mỗi lần sạc. "Tính trung bình, mỗi cổng sạc chỉ cần phục vụ hai lượt xe một ngày, tương đương 600 lượt xe 1 tháng thì tôi có thể thu về tới hơn 50 triệu đồng", anh Hiếu tính toán.

Ngoài lợi nhuận đầy tiềm năng, anh Trần Lê Giang, một chủ xe điện VF 8, đồng thời là chủ một quán cà phê tại Cần Thơ, cho rằng điểm độc đáo của mô hình khiến anh ngay lập tức đăng ký làm đối tác với V-GREEN chính là cam kết đồng hành lên tới cả thập kỷ. Cụ thể, mức chia sẻ doanh thu 750 đồng/kWh sẽ được V-GREEN cam kết cho các đối tác trong vòng tối thiểu 10 năm. Trong thời gian hợp tác, công ty này sẽ hỗ trợ các đối tác trong mọi khâu, từ công nghệ quản lý vận hành, quản lý thu chi tới bảo trì, bảo dưỡng, marketing… Thậm chí, V-GREEN cam kết sẽ đền bù cho các chủ trạm sạc nếu dừng kinh doanh trước hạn cam kết 10 năm.

"Đây là "deal" quá đặc biệt không chỉ vì cơ hội kinh doanh tốt mà còn vì sự yên tâm. Chưa kể mô hình này cũng sẽ giúp hệ thống trạm sạc mọc lên ở khắp nơi trên đất nước. Khi đó, người dân sẽ cởi mở hơn với xe điện, ngày càng nhiều người tự tin mua và sử dụng, không khí sẽ trong lành hơn, giúp cải thiện cuộc sống", anh Giang kỳ vọng.

Những hộ gia đình đang kinh doanh các mô hình siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí, cây xăng, kho bãi, vận tải, nhà hàng, quán cà phê… đều rất phù hợp để có thêm nghề mới là kinh doanh trạm sạc xe điện. "Mô hình 2 trong 1 này sẽ là cơ hội để chính những cửa hàng, dịch vụ hiện tại cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng. Vì sẽ có hàng vạn chủ xe điện ưu tiên chọn những nơi có trạm sạc để dừng chân và sử dụng dịch vụ", thành viên tên Vũ Thái nhận xét trên một diễn đàn lớn về ô tô.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.