(iHay) Mới đây, trong dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất về việc hạn chế độ dài họ tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái…
Nhiều bậc phụ huynh đang rất quan tâm tới đề xuất cấm đặt tên quá 25 chữ cái - Ảnh minh họa: Shutterstock
|
Theo đó, nhiều lập luận đề nghị sửa đổi quy định cho rằng, việc đặt họ, tên và chữ đệm tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này. Hàng loạt dân mạng đã ngay lập tức đưa ra lập luận của mình nhằm bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất này.
“Tôi không đồng ý với quy định đặt họ, tên và chữ đệm theo giới hạn số chữ. Việc đặt tên ngắn hay dài là quyền của ông bà, bố mẹ hay dòng tộc của người đó rồi. Quan trọng là làm sao cái tên đó không làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của người Việt”, một cư dân mạng bình luận.
Không ít cư dân mạng cho rằng việc đưa ra quy định về số chữ cái (tức 25 chữ) khi đặt họ, tên và chữ đệm không thuyết phục bởi từ lâu đặt tên là quyền nhân thân của mỗi người.
“Theo tôi, việc này không nên áp đặt bởi mỗi người đều có quyền tự do cá nhân. Việc họ đặt tên quá dài khiến họ gặp rắc rối khi làm thủ tục, giấy tờ hay tên xấu, gây phản cảm thì họ phải tự chịu thôi”, nickname Hoàng Long chia sẻ.
Cư dân mạng tranh luận trái chiều về đề xuất cấm đặt tên dài quá 25 chữ cái - Ảnh chụp màn hình
|
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại lên tiếng đồng tình về dự thảo này và khuyên mọi người nên đặt tên “ngắn gọn, dễ hiểu”.
“Giấy tờ cũng có một khuôn mẫu nhất định để người khai viết đủ họ, tên và tên đệm của mình. Tên dài quá thì viết vào đâu? Ghi tắt cũng sẽ phát sinh nhiều rắc rối cho bản thân người có tên đó. Các bậc phụ huynh nên suy nghĩ xa hơn cho con cái của mình bằng cách chọn một cái tên ngắn gọn, dễ hiểu”, một cư dân mạng khác bày tỏ.
“Tên của tôi rất dài và lần nào tôi kê khai giấy tờ (có mẫu) đều phải viết đi viết lại tới 3 - 4 lần, rất phiền phúc. Tôi đã rút kinh nghiệm đặt tên cho con tôi ngắn gọn hơn để sau này con đỡ gặp rắc rối. Tôi nghĩ không nên đặt tên quá dài mà quan trọng là không được đặt tên trái với thuần phong mỹ tục”, một cư dân mạng đưa ra bằng chứng ủng hộ quy định.
Chỉ cần không đặt tên trái với thuần phong, mỹ tục
Tại một hội thảo do Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại TP.HCM cho rằng, việc đặt tên là quyền nhân thân của con người, thể hiện sự mong muốn, hàm chứa tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, dòng tộc đối với người mang tên đó chứ không phải ngẫu nhiên, thích thì đặt. Nếu cấm thì quá áp đặt, chỉ nên quy định cấm đặt tên con với những cái tên phản cảm, tục tĩu, trùng cả tên họ với những người độc ác, lãnh tụ cách mạng…
TS Hồ Xuân Thắng, Trưởng khoa Luật, Đại học Sài Gòn cho rằng pháp luật có tính định hướng là tốt nhưng đặt ra thời điểm này là quá sớm, chưa phù hợp.
“Quy định là cần thiết vì mỗi cái tên sẽ mang tính văn hóa, thẩm mỹ của mỗi con người và rộng hơn là văn hóa của một đất nước. Cái tên sẽ được mỗi cá nhâân mang suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống. Nếu tên quá dài sẽ phản cảm, có khi lại gây hiếu kỳ trong giao tiếp… Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khách quan thì ở VN, những người mang cái tên quá 25 chữ cái là hiếm, hy hữu vì vậy dùng BLDS, một bộ luật chung để quy định một vấn đề không phổ biến thì chưa nên. Có chăng, trong BLDS nên đưa ra một từ, cụm từ khác làm cơ sở để các văn bản dưới luật đề cập”, TS Thắng nói.
Song song đó, TS Thắng đề xuất, có thể trong BLDS nên quy định không đặt tên trái với phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục thì phù hợp và dễ tiếp nhận hơn.
Tuệ Minh - Phan Thương
>> Vin Diesel đặt tên con gái mới sinh theo tên Paul Walker
>> Dịch vụ đặt tên giá 32.000 USD
>> Hoàng tử William muốn đặt tên con theo tên công nương Diana
>> Tên của Messi bị cấm đặt cho trẻ em Argentina
Bình luận (0)