Tranh cãi về phác họa chân dung nghi phạm ở Mỹ

13/01/2014 19:15 GMT+7

(TNO) Mặc dù có nhiều công cụ hiện đại để nhận diện tội phạm, nhưng nhiều sở cảnh sát ở Mỹ vẫn còn sử dụng biện pháp phác họa chân dung nghi phạm bằng giấy và bút chì, vốn được cho là 'lỗi thời'.

(TNO) Mặc dù có nhiều công cụ hiện đại để nhận diện tội phạm, nhưng nhiều sở cảnh sát ở Mỹ vẫn còn sử dụng biện pháp phác họa chân dung nghi phạm bằng giấy và bút chì, vốn được cho là 'lỗi thời', theo tờ Washington Post.


 Bà Joyce Conlon, chuyên gia phác họa chân dung nghi phạm, phác họa một nghi phạm - Ảnh: Washington Post

Vào cuối tháng 10.2013, một người đàn ông đã theo hai người phụ nữ, rồi hiếp dâm một người và chĩa súng cướp của một người. Vài phút sau đó, nghi phạm tiếp tục cướp của ba nữ sinh trung học và hiếp dâm một nữ sinh tại một khu vực vắng vẻ ở Prince George's County, một hạt ở bang Maryland, Mỹ, theo tờ Washington Post (Mỹ) ngày 30.12.2013.

Lúc bấy giờ không có camera an ninh ghi lại hành vi tội ác của nghi phạm, nên cảnh sát địa phương buộc phải dùng biện pháp được cho là “lỗi thời” là phác họa chân dung nghi phạm.

Bà Joyce Conlon, nhà phân tích tội phạm Mỹ - chuyên gia phác họa chân dung nghi phạm, bỏ ra 4 giờ liền làm việc với từng nạn nhân.

Các nạn nhân cố nhớ lại khuôn mặt nghi phạm, mô tả cho bà Conlon để bà có thể phác họa chân dung nghi phạm.

Hai tháng sau đó, nhờ vào bức phác họa chân dung của bà Conlon, cảnh sát đã bắt giữ được nghi phạm ở hạt Montgomery (Mỹ).

Theo Washington Post, nhiều sở cảnh sát ở Mỹ dù có nhiều công cụ, phần mềm nhận dạng nghi phạm hiện đại, nhưng họ vẫn áp dụng phương pháp phác họa chân dung nghi phạm để điều tra.

Nhiều họa sĩ phác họa chân dung nghi phạm và cảnh sát vẫn nỗ lực duy trì phương pháp phác họa chân dung nghi phạm nhằm đảm bảo phương pháp này không bị “tuyệt chủng”, bởi vì các sở cảnh sát cắt giảm biên chế đối với họa sĩ phác họa chân dung nghi phạm.

Vụ án kể trên là một minh chứng cho khả năng truy ra nghi phạm đào tẩu từ phương pháp phác họa chân dung nghi phạm. Ngoài ra, còn nhiều vụ nghi phạm đào tẩu khác ở Mỹ bị bắt nhờ phương pháp này, theo Washington Post.


 Một nghi phạm trộm cắp (phải) ở Mỹ đã bị bắt sau khi cảnh sát công bố bức phác họa chân dung của y hồi tháng 8.2012 - Ảnh: Washington Post

Tuy nhiên, giới phê bình Mỹ cho rằng phương pháp này không hiệu quả và dần dần sẽ bị thay thế bằng các công nghệ phần mềm nhận dạng khuôn mặt tân tiến.

Giáo sư John Watson thuộc Đại học American (Mỹ) chuyên nghiên cứu về nhận diện tội phạm, cho rằng việc sử dụng phương pháp phác họa chân dung nghi phạm không đúng cách dễ dẫn đến bắt nhầm và truy tố sai người.

“Có rất nhiều nghiên cứu chi tiết chỉ ra phương pháp phác họa chân nghi phạm không hiệu quả, nhưng không có gì có thể khiến cảnh sát ngừng sử dụng phương pháp này”, ông Watson cho hay.

Phúc Duy

>> Trùm tội phạm Mỹ James Bulger sa lưới
>> Mỹ điều tra vụ giết người hàng loạt ghê rợn  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.