Tranh cãi về Thông tư 57 bắt buộc xe hơi có bình chữa cháy

08/01/2016 09:04 GMT+7

Ngay ngày đầu ra quân kiểm tra nhắc nhở chủ phương tiện về trang bị bình cứu hỏa với xe hơi trên 4 chỗ ngồi đã có nhiều ý kiến trái chiều về thông tư 57 của Bộ Công an. Ngay ngày đầu ra quân kiểm tra nhắc nhở chủ phương tiện về trang bị bình cứu hỏa với xe hơi trên 4 chỗ ngồi đã có nhiều ý kiến trái chiều về thông tư 57 của Bộ Công an.

Ngay ngày đầu ra quân kiểm tra nhắc nhở chủ phương tiện về trang bị bình cứu hỏa với xe hơi trên 4 chỗ ngồi đã có nhiều ý kiến trái chiều về thông tư 57 của Bộ Công an.
Không được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nên phải đến ngày 6.1 khi lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) phối hợp cùng Cảnh sát Giao thông (CSGT) tiến hành kiểm tra, nhắc nhở nhiều chủ phương tiện mới biết đến quy định bắt buộc trang bị bình cứu hỏa trên xe từ 4 chỗ ngồi trở lên. Theo đó, từ ngày 7.1 những xe không được trang bị bình cứu hỏa sẽ bị phạt từ 300 - 500 ngàn đồng. Đối với các phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng dễ cháy nổ mức phạt tăng gấp 10 lần, từ 3 - 5 triệu đồng.

Quy định trang bị bình cứu hỏa trên ô tô
Cụ thể, trong thông tư 57 hướng dẫn về trang bị phương tiện PCCC với ô tô có 4 chỗ ngồi trở lên của Bộ Công an nói rõ: Phương tiện giao thông cơ giới được bộ từ 4 - 9 chỗ ngồi phải có 1 bình cứu hỏa dưới 4 kg (bình bột) hoặc dưới 5 lít (bình bọt, nước và khí); từ 10-15 chỗ ngồi phải có 1 bình cứu hỏa từ 4 - 6 kg (bột) hoặc 5 - 9 lít đối với bình bột, khí hay nước. Với ô tô trên 30 chỗ ngồi cần 1 bình cứu hỏa dưới 4 kg và hai bình lớn từ 4 - 6 kg và một số trang bị cứu hộ khác. Được biết, nếu chủ xe cố tình không trang bị bình cứu hỏa ngoài bị phạt có thể không được cấp giấy chứng nhận khi đi đăng kiểm lại.
Theo phía Cảnh sát PCCC, việc trang bị dụng cụ, thiết bị chữa cháy trên xe là cần thiết giúp lái xe hay hành khách dễ dàng xử lý nhanh các sự cố liên quan đến cháy nổ bởi hiện tượng xe đang lưu thông bỗng dưng bốc cháy không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, nhiều người cùng có chung câu hỏi “sẽ ra sao nếu nguyên nhân cháy nổ đến từ bình chữa cháy?”.

Nhiều người lo ngại bình cứu hỏa phát nổ trước khi "chữa cháy" - Ảnh: Allfordmustang
Được biết, một số trường hợp bình chữa cháy trên xe hơi phát nổ cũng không kém số vụ xe hơi bỗng dưng bốc cháy. Còn nhớ vào tháng 7.2014, chiếc BMW của anh Duy bỗng dưng có tiếng nổ lớn ngay sau khi anh này rời xe được ít phút, khi mở cửa xe anh này mới phát hiện do bình cứu hỏa bị phát nổ. Dù không gây cháy nhưng vụ nổ khiến nội thất trong xe bị rách, nhiều chi tiết còn bị bung ra khỏi khung. Nhiều người tự hỏi trong trường hợp trên nếu có người ngồi trong xe sẽ nguy hiểm ra sao?
Được biết, nhiệt độ lý tưởng mà hầu hết các bình cứu hỏa ô tô khuyến cáo là không nên vượt quá 50 độ C nhưng nếu đỗ xe vào mùa hè nhất là dưới nắng nóng thì nhiệt độ lên 60 - 80 độ C là điều bình thường. Cùng mối lo này, nhiều tài xế cho rằng từ khi trang bị bình cứu hỏa mà cứ như mang “bom nổ chậm” và thắc mắc nếu bình cứu hỏa nổ thì ai chịu trách nhiệm. Một số khác thực tế hơn khi dẫn chứng ví dụ ở nhiều nước phát triển như Hà Lan, Đức cũng không hề có quy định này trên xe du lịch có chăng là buộc mang theo túi cứu thương.

Một số nước yêu cầu các phương tiện trang bị hộp cứu thương thay vì bình cứu hỏa - Ảnh: Esellerpro
Thiết nghĩ, trong Thông tư 57 Bộ Công an cũng như phía PCCC nên có văn bản hướng dẫn rõ ràng cách lắp đặt bình cứu hỏa, vị trí an toàn, thuận tiện. Ngoài ra, cũng cần có những dẫn chứng khoa học trả lời cho người dân về những thắc mắc như bình cứu hỏa có dễ nổ không? Hay với bình 4 kg có thể dập vụ cháy bắt nguồn từ động cơ, bình xăng hay không? và trong trường hợp này lái xe nên “bỏ của chạy lấy người” hay kiên trì dập lửa để bảo vệ tài sản.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.