Tránh lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện giám sát

09/09/2014 01:21 GMT+7

* Đại biểu Quốc hội phải dành ít nhất 1/3 thời gian tiếp dân Góp ý tại hội nghị chuyên trách của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) sáng qua bàn về luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, nhiều ý kiến đề nghị phải quy định rõ thời gian tối thiểu ĐB chuyên trách tiếp dân cũng như trách nhiệm gắn bó cử tri.

* Đại biểu Quốc hội phải dành ít nhất 1/3 thời gian tiếp dân

Góp ý tại hội nghị chuyên trách của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) sáng qua bàn về luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, nhiều ý kiến đề nghị phải quy định rõ thời gian tối thiểu ĐB chuyên trách tiếp dân cũng như trách nhiệm gắn bó cử tri.

Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của QH Đỗ Văn Đương cho rằng, dự luật sửa đổi lần này cần làm rõ tiêu chuẩn của ĐB phải là người rất tận tụy, gắn bó với cử tri; phải thực sự có tư duy phản biện độc lập và phải vô tư khi làm ĐB, tránh bị tác động bên ngoài làm mất tính khách quan trong nghiên cứu pháp luật, tránh lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện giám sát. Với cách tiếp cận này, ông Đương đề nghị luật cần quy định ĐB chuyên trách dành ít nhất 1/3 thời gian làm công tác tiếp dân và tiếp xúc cử tri. “Chứ suốt ngày ngồi trên cao thế này làm sao mà đại diện cho nhân dân được. Tôi về đây (Ủy ban Tư pháp - PV) một thời gian, thấy 3/4 thời gian làm việc như một công chức. Nếu ĐB không có thời gian tiếp cử tri, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân thì tính đại diện của ĐB ở đâu?”, ông Đương phát biểu.

Đồng quan điểm, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh cho rằng, cần đưa tiêu chuẩn ĐBQH “liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm” lên khoản 1 của điều 22, thay vì đặt ở khoản 4 của điều luật này, coi đây là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động của ĐB.

Ở một góc độ khác, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, để phát huy vai trò dân chủ của QH, mỗi chức danh đưa ra QH bầu hoặc phê chuẩn nên có 2 người để chọn. Liên quan đến quyền giám sát của QH thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm, bà Khánh cho rằng, cần bổ sung quy định: định kỳ hằng năm, Ủy ban Thường vụ QH gửi phiếu vào đầu kỳ họp để ĐB đề xuất bỏ phiếu chức danh nào, sau đó tổng hợp để trình ra QH quyết định bỏ phiếu. Đây cũng là kiến nghị của nhiều ĐB tại phiên họp.

Cùng ngày, các ĐB cũng thảo luận một số điểm còn tranh cãi về dự thảo luật Căn cước công dân.

Bảo Cầm

>> Nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất 40%
>> Gần 100% đại biểu Quốc hội đồng ý thông qua Hiến pháp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.