Đây là tác phẩm nghệ thuật quan trọng của vị Hoàng đế cuối cùng Việt Nam Bảo Đại xuất hiện trên thị trường 70 năm sau khi được ông tặng cho người khác như một món quà cá nhân. Lần đầu tiên một bức tranh tư liệu từ bộ sưu tập cá nhân của Hoàng đế Bảo Đại được đưa ra đấu giá. Tác phẩm được giới thiệu tại buổi bán đấu giá Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Đông Nam Á ở Bonhams Hồng Kông (Trung Quốc) vào ngày 27.11.2021 và bán được với giá 1,25 triệu USD cho một nhà sưu tập châu Á.
Bức Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long của danh họa Phạm Hậu |
BONHAMS |
Năm 1951, Nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer Edgar Ansel Mowrer (1892-1977), người nổi tiếng với những bài viết về các sự kiện quốc tế đã đến thăm Việt Nam và có cuộc hẹn với vua Bảo Đại tại Đà Lạt. Chính vào dịp đặc biệt này, bức tranh đã được nhà vua tặng như một món quà dành cho Mowrer.
Nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer Edgar Ansel Mowrer (1892-1977) |
T.L |
Được biết, Bảo Đại đã đặt mua các bức tranh và bình phong từ các danh họa, vừa cho bộ sưu tập cá nhân của ông, vừa làm quà tặng chính thức cho các chính khách. Ansel Mowrer đã mang bức tranh sáu ô về ngôi nhà của gia đình mình ở New Hampshire (Mỹ), nơi nó được treo và ngưỡng mộ trong nhiều thập kỷ trước khi truyền lại cho người chủ hiện tại.
Nhà đấu giá Bonhams Hồng Kông nhận định: “Được tôn vinh là một trong những bậc thầy sơn mài giỏi nhất Việt Nam, Phạm Hậu là người tiên phong, góp phần khai sinh ra nghệ thuật sơn mài Việt Nam, phát triển trở thành một ngành mỹ thuật chủ lực của cả nước. Khi tạo ra Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, Phạm Hậu đã thể hiện kỹ thuật điêu luyện tuyệt vời. Bức bình phong mang tất cả những dấu ấn của một kiệt tác: góc nhìn ban đầu, bố cục thơ, chi tiết phức tạp và kỹ thuật sơn mài tuyệt vời. Chúng cho phép người xem chìm vào bức tranh, hít thở toàn cảnh hoàng hôn lạ thường từ trên đỉnh núi ở Vịnh Hạ Long. Cảnh biển bao la mà không có tiêu điểm thực sự. Thay vào đó, giống như trong hầu hết các bức tranh của Phạm Hậu, chúng ta khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên theo từng lớp”.
Họa sĩ Phạm Hậu và các học trò |
T.L |
Theo gia đình Phạm Hậu, ông chỉ thực hiện rất ít tác phẩm về Vịnh Hạ Long. Ông vẽ bức Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long khoảng năm 1938-1945. Đây là tác phẩm thứ hai được biết đến cho đến nay, nhưng nó có quy mô vượt trội hơn và chất lượng tốt hơn nhiều so với bức đầu tiên, được mạ vàng và đỏ rực rỡ đầy mê hoặc - màu sắc chính thức của hoàng gia lẫn triều đình.
Bernadette Rankine, Giám đốc Bonhams Đông Nam Á nhận xét: “Bức bình phong sơn mài tinh xảo này của Phạm Hậu là một khám phá quan trọng, không chỉ về nguồn gốc xuất xứ hoàng gia mà còn về thành phần độc đáo, tay nghề cao và sự quý hiếm. Trên hết, đây không phải là món đồ thủ công cũng không phải một tác phẩm được cơ giới hóa, được thực hiện bởi chính bàn tay của nghệ sĩ. Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long là một kiệt tác thực sự ở chỗ nó vừa khai sáng vừa mở rộng tầm nhìn của người nghệ sĩ”.
Các tác nổi bật khác của cuộc mua bán ngày 27.11 bao gồm:
Bức Quý bà chơi Nguyệt Cầm của Mai Trung Thứ (1906-1980) 1943 bán giá 1 triệu USD
Bức Les Bleuets của Lê Phổ (1907-2001) bán giá 120 ngàn USD
Bình luận (0)