Sự điều chỉnh thể hiện trên 3 phương diện. Thứ nhất là tranh thủ Ấn Độ như có thể được. Ông Cameron nhìn nhận Ấn Độ là đối tác thương mại và thị trường đầu tư hiện tại lẫn lâu dài. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với Ấn Độ góp phần giúp Anh khắc phục khó khăn kinh tế, thương mại hiện tại và tạo dựng nền tảng để lấy phần trong sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ ở tương lai. Thứ hai là chủ động cạnh tranh với các đối tác khác. Bằng chứng rõ nhất là cạnh tranh với Pháp về những đơn đặt hàng mua khí tài quân sự của quân đội Ấn Độ. Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng kéo theo phái bộ đồ sộ tới Ấn với mục đích và chương trình nghị sự tương tự Thủ tướng Anh.
Điều chỉnh thứ ba là mở đường cho không chỉ các tập đoàn kinh tế lớn mà còn cả giới doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh hợp tác với Ấn Độ. Mục đích là tạo hiệu ứng bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động đã có của các tập đoàn lớn cũng như tận dụng khả năng hợp tác mới phù hợp với diện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh.
Cả về tranh thủ lẫn cạnh tranh, ông Cameron đã đi xa hơn tất cả những người tiền nhiệm trong quan hệ với Ấn Độ.
Thảo Nguyên
>> Ấn Độ có thể hủy hợp đồng mua trực thăng vì tham nhũng
Bình luận (0)