Trẻ “phơi nhiễm” bệnh công nghệ
Thế hệ trẻ em ngày sinh được sinh ra trong môi trường công nghệ nhưng chúng ta không biết được những tác động nào sẽ ảnh hưởng tới trẻ khi chúng lớn lên.
Các nhà tâm lý học cho biết sự ra đời của các thiết bị di động thông minh đang khiến trẻ nhỏ “phơi nhiễm” với các “chứng bệnh” do chính nó gây ra và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ.
tin liên quan
Gia đình Việt ở Pháp chia sẻ cách cai Ipad cho conChúng tôi sống ở nước ngoài, hoàn toàn không đủ điều kiện tài chính để thuê người giúp việc hoặc trông trẻ. Vì thế, tôi phải vừa làm việc tại nhà vừa trông con.
Còn nhớ, huyền thoại Steve Jobs, nhà sáng chế người Mỹ, cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple khi trả lời về sản phẩm thông minh iPad, ông cho hay: “Đây là thiết bị tốt nhất để tích lũy truyền thông”. Nhưng một năm sau, khi được hỏi về suy nghĩ của những đứa con với thiết bị do chính cha mình sáng chế nên thì ông nói: “Các con tôi không được dùng chúng. Ở nhà, chúng tôi không cho phép con cái dùng công nghệ”.
Theo The Sun, sự gia tăng của điện thoại thông minh và iPad đang làm thay đổi nhận thức của trẻ. Nếu so sánh giữa việc xem ti vi và dùng điện thoại thông minh thì xem ti vi rõ ràng là một hoạt động thụ động nhưng chơi trò chơi trên iPad hay smartphone thông qua động tác vuốt, chạm thì lại tạo ra sự phản hồi. Song, phản hồi đó chính là động cơ gây nghiện. Trẻ em chạm vào màn hình mọi lúc mọi nơi để nhận được sự phản hồi.
Bản thân các bà mẹ không nhận thấy tác hại của chúng khi toàn quyền giao smartphone cho các con. Trong khi đó, với trẻ nhỏ, sự tự chủ chưa phát triển toàn diện nên tất nhiên, trẻ sẽ không nghĩ được hậu quả lâu dài mà thứ chúng đang mải mê hàng ngày gây ra.
Nhiều trẻ em không thể truyền đạt những gì chúng cần nói với bố mẹ khi chúng cầm trên tay chiếc iPad hay smartphone. Lý do là bởi trong suy nghĩ của trẻ, chúng vẫn thắc mắc một điều “tại sao tấm hình chữ nhật này lại chú ý tới mình trong khi bố mẹ thì không?”.
Và việc trẻ mải mê với những chiếc điện thoại hay iPad chỉ là cách để trẻ đối phó với sự nhàm chán.
|
|
Đừng để trẻ mơ hồ giữa thế giới “ảo” và thực
Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, trước 2 tuổi, trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình cảm ứng của các thiết bị bởi nó làm thay đổi nhận thức của trẻ về thế giới thực tế. Thực tế thì đó là là một quy định khá khó khăn khi các bậc phụ huynh và con trẻ đều có các thiết bị thông minh vây quanh.
Vậy nên làm thế nào? Theo các chuyên gia, cách tốt nhất mà các ông bố bà mẹ nên làm đó là xem ti vi cùng con hoặc ít nhất là ở trong phòng để cùng trò chuyện với con về những gì đang diễn ra trên ti vi.
Nếu con cái bạn chơi các trò chơi trực tuyến dù đó là trò chơi xếp các hình khối thì vẫn khiến trẻ bị chênh vênh bởi những trò chơi trên thiết bị điện tử sẽ dễ dàng hơn thực tế, dẫn tới việc trẻ bị hụt hẫng với thế giới thực.
Tâm lý của các ông bố bà mẹ là lo lắng rằng con cái sẽ bị lạc hậu, bị thua bạn bè nếu như không được tiếp xúc với các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định các thiết bị như điện thoại thông minh được thiết kế chuẩn thì trẻ cũng mất ít nhất vài giây mới tiếp nhận cái mới.
Các bậc phụ huynh nên có một quy định về thời gian cho phép con sử dụng thiết bị di động, ví dụ tuyệt đối không cho con chạm vào thiết bị thông minh từ 17g – 19g hàng ngày .
Nhiều người cho rằng việc bắt trẻ rời xa các thiết bị thông minh là cách chúng ta trừng phạt trẻ tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn khi được tham gia vào các hoạt động thực tế.
Trẻ có cơ hội thể hiện sự vượt trội bằng các hoạt động ngoài trời như đi dạo và cùng miêu tả thứ gì đó mà cả mẹ và bé đều có thể tương tác.
Bình luận (0)