Tết đến là dịp để gia đình đoàn tụ. Chẳng phải chỉ có trẻ em mới mong ngóng mà người lớn cũng đợi chờ. Vì ông bà, cha mẹ dường như sẽ được trẻ lại khi vui xuân, đón tết cùng con cháu.
Bà vui cười rạng rỡ và mãn nguyện khi chơi và sum họp với con cháu trong những ngày xuân - Ảnh: Độc Lập |
Nghĩ đến con cháu, quên cả mệt nhọc
Mỗi khi nghe tiếng loẹt quẹt cùng dáng người gầy guộc chậm rãi di chuyển ở đầu ngõ, là người trong xã Bình Thanh Đông, Bình Sơn, Quảng Ngãi đều biết là tiếng bà Tri. Như mọi khi bà lại ra ngoài ngõ ngóng con về quê ăn tết giống một thói quen.
Bà Nguyễn Thị Tri (58 tuổi) có 3 người con đều đi làm ăn ở TP.HCM và Đồng Nai. Bà là người chăm chỉ “cả ngày quần quật với chuyện ruộng đồng”. Bình thường là thế, ấy vậy nhưng ngày giáp tết bà như ngơ ngẩn, cứ một chặp lại chạy ra ngõ như ngóng trông cái gì. Bà chia sẻ: “Đang đợi các con về quê ăn tết”. Dù mới đầu tháng chạp, nhưng bà vẫn có thói quen ra ngõ trông vậy và thấy đó cũng là niềm vui. Với bà và những người già ở trong xã này, con cháu là của quý. Con cháu về như mang xuân và niềm vui về, khiến bà như được trẻ ra vài tuổi.
|
|
Người già mong mỏi bóng hình con nơi phương xa và ở bên kia thành thị, bản thân những người con và những đứa trẻ cũng nôn nóng về quê không kém.
“Ba ơi năm nay có về ăn tết với ông bà không ba? Con nhớ ông quá”, từ đợt thi học kỳ 1 xong, không ngày nào bé Sơn không hỏi anh Dũng câu hỏi này. Anh Dũng hỏi: “Sao con ham về quê vậy?”. Sơn trả lời: “Vì ông rất cưng con. Ông còn dắt đi khắp xóm, được xem ông chơi cờ rồi nghe ông kể chuyện ngày xưa, vui hơn nhiều nhà mình”.
Tâm sự của Sơn đã khiến anh Dũng nhớ tới ba mẹ ngày tết. Nghe bé nhắc, anh cảm thấy nao nao. Anh cũng nhớ lại tết ngày xưa, mình cũng đã có những khoảnh khắc như thế bên ba mẹ, rồi “tự dưng cảm thấy không an lòng, thấy tâm trạng day dứt khó tả, nên tết này nhất định phải về. Chắc tết này ông bà sẽ vui hơn rất nhiều”.
Anh Trương Văn Dũng (quê ở Bình Định), đang làm việc ở Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (Bình Dương), cho biết anh định không về quê trong dịp tết này. Nhưng rồi nghĩ lại tết năm ngoái chẳng về, ông bà gọi điện vào giọng buồn hiu, nói “tết đến mà thiếu vắng con cháu nên không vui tí nào”.
Không chỉ vậy, nhiều gia đình trẻ còn nhận ra ý nghĩa giáo dục của việc đưa con cái về quê. Đó là biết yêu, biết nghĩ đến ông bà, biết chia sẻ với những người xung quanh. Qua đó, định hướng và phát triển nhân cách một cách đúng đắn cho trẻ. Quê nhà có kém tiện nghi, bé mới thấy trân trọng cuộc sống đủ đầy mà ba mẹ đã gây dựng.
Anh Lê Thành Trung (quê ở Quảng Bình) đang làm việc ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết: “Mỗi lần đưa con về quê ăn tết với ông bà, thấy con biết suy nghĩ hơn. Không chỉ biết thêm nhiều thứ, biết cánh đồng, cây rơm, con kênh… mà còn biết lo nghĩ. Thấy nhiều đứa trẻ ở quê còn nghèo, con thấy thương, thấy bản thân có điều kiện hơn nên quyết tâm học tốt hơn”.
Gia đình nào cũng có những nỗi lo toan. Thế nhưng dịp tết đến thì nên đưa gia đình, con cái về quê đón tết với ông bà. Vì chỉ có như vậy mới giúp cho mọi người có cái tết trọn vẹn, mới có mùa xuân ý nghĩa. Không những giúp chính bản thân chúng ta không áy náy với bậc sinh thành, không phải buồn khi chúng ta và cha mẹ ở hai đầu nỗi nhớ mà còn để cha mẹ có được những giây phút vui thật sự, được cười rạng rỡ cùng con cháu. “Hãy dẹp mọi lo toan suy nghĩ, hãy về nhà ăn tết để đem mùa xuân về tặng cho ông bà ở quê. Quà cáp, tiền bạc chẳng đem lại niềm vui cho người già đâu, chỉ có con cháu mới đem lại hạnh phúc thật sự”, anh Trung nói.
“Tết là về bên gia đình”, với ba mẹ, tết chưa đến khi con chưa về. Thấu hiểu điều đó, nhân dịp Tết Bính Thân 2016, nhãn hàng OMO thực hiện chương trình “Xuân sum họp - Tết tròn yêu thương” giúp hành trình về quê đón tết của hàng triệu người Việt xa quê trở nên dễ dàng và thoải mái hơn với sự giúp sức của các em học sinh. Hãy cùng OMO chia sẻ lời hứa “Tết là về bên gia đình” để mang tuổi xuân về bên ba mẹ và vui bước đường về nhà. Tham khảo tại: www.omotet.com
|
Bình luận (0)