Trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ và khi nào nên thăm khám?

30/11/2023 09:00 GMT+7

Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn sữa là thức ăn chính của trẻ. Vậy trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ và khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám? Mời phụ huynh cùng tìm hiểu ngay.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị nôn trớ và tình trạng này thường xảy ra sau khi trẻ uống sữa hoặc ăn.

Nôn trớ ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất: Trẻ sơ sinh nôn trớ có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, còn non nớt, vị trí dạ dày nằm ngang, đáy dạ dày phẳng và cơ thượng vị chưa phát triển. Khi trẻ nằm ngửa, thức ăn hay sữa trong dạ dày dễ chảy ngược lên thực quản và trào ra ngoài.

Thứ hai: Nôn trớ có thể do trẻ uống sữa có chứa đạm biến tính, khó tiêu. Đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ nên nếu trải qua nhiều lần gia nhiệt sẽ trở thành đạm biến tính gây khó tiêu, khiến quá trình tiêu hóa sữa ở dạ dày của bé diễn ra lâu hơn. Ngoài ra, tư thế cho trẻ bú hoặc ăn dặm chưa đúng, ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú,... cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ nôn trớ.

Thứ ba: Trong một số trường hợp, nôn trớ lại là biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, tắc ruột, lồng ruột,...

Trẻ bị nôn trớ có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa

Trẻ bị nôn trớ có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa

Trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ?

Tùy nguyên nhân mà thời gian hết bị nôn trớ ở mỗi trẻ sẽ khác nhau:

Nếu nôn trớ sinh lý do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện thì tình trạng này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn.

Nếu nôn trớ liên quan đến sữa hay chế độ ăn dặm chưa phù hợp. Mẹ cần xem xét loại sữa trẻ đang uống hoặc điều chỉnh chế độ ăn dặm của con để hạn chế tình trạng nôn trớ. Cụ thể:

  • Chia nhỏ bữa ăn, không nên ép trẻ ăn khi con từ chối.
  • Cho trẻ bú đúng cách, tránh nuốt nhiều không khí.
  • Vỗ ợ hơi sau khi bú đồng thời không chơi đùa, đung đưa trẻ,... khi con vừa bú no.
  • Xem xét đổi sữa mới cho trẻ nếu loại sữa đang dùng khiến con bị nôn trớ. Trong đó, đạm sữa là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sữa công thức, khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của trẻ. Đạm sữa trải qua nhiều lần gia nhiệt sẽ bị phá hủy cấu trúc làm cho trẻ khó tiêu, chướng bụng, nôn trớ,...
Trường hợp nôn trớ liên quan đến bệnh lý, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Dấu hiệu nên đưa trẻ đi thăm khám

Nếu trẻ nôn trớ kéo dài hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường như sốt, đau bụng, nôn ói liên tục, co giật, miệng khô, tiểu ít, đi tiêu ra máu,... thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, bảo đảm sức khỏe.

Như vậy, trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nôn trớ. Mẹ nên chú ý theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ tư vấn để biết cách xử lý và chăm sóc con phù hợp nhé.

Friso Gold - Tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh

Friso Gold giúp bé êm bụng, tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh nhờ sở hữu quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần duy nhất, bảo toàn hơn 90% đạm sữa ở cấu trúc mềm nhỏ, tự nhiên, dễ tiêu. Từ đó, hỗ trợ trẻ ít gặp tình trạng nôn trớ sữa, ngủ ngon sâu giấc, đi phân đều với khuôn phân đẹp, và hạn chế nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Nhờ có hệ tiêu hóa khỏe, "chiếc bụng" non nớt của trẻ cũng được xoa dịu, êm bụng và ngủ ngon, sâu giấc hơn. Cùng với đó là vị sữa thanh nhạt thơm ngon, trẻ dễ hạp vị nhờ công thức không chứa đường sucrose.

Friso Gold có đạm mềm nhỏ giúp trẻ êm bụng, tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh

Friso Gold có đạm mềm nhỏ giúp trẻ êm bụng, tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh

Mua sản phẩm sữa Friso chính hãng: TẠI ĐÂY.

Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.