Các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Quốc gia (Mỹ) phân tích 2.096 trường hợp trẻ sinh non từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 32 của thai kỳ.
Họ nhận thấy không có sự khác biệt nào về tỷ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ ngôi đầu (là vị trí sinh nở thuận lợi nhất, đầu em bé hướng xuống phía dưới xương chậu người mẹ, mông quay lên trên) cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ.
|
Tiến sĩ Uma M. Reddy, bác sĩ sản khoa tại Viện Sức khỏe Quốc gia (Mỹ), người đứng đầu cuộc nghiên cứu khẳng định: “Nếu sinh trước tuần thứ 32 của thai kỳ và thai ngôi đầu, cố gắng sinh thường sẽ có tỷ lệ thành công cao”.
Tuy nhiên, ở trường hợp thai ngôi mông (là vị trí sinh nở khó, đầu em bé hướng lên trên, mông em bé quay xuống phía dưới xương chậu của mẹ) thì sinh mổ an toàn hơn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ tử vong sơ sinh khi sinh thường là 15,2%, so với 13,5% khi sinh mổ.
Tuy vậy, ở thai ngôi mông, chỉ có 27,6% trường hợp thành công khi cố gắng sinh thường. Ở các trường hợp này, sinh thường qua ngã âm đạo có liên quan đến tỷ lệ tử vong sơ sinh cao gấp đôi so với sinh mổ.
Nghiên cứu công bố trên American Journal of Obstetrics & Gynecology cũng có xét đến các yếu tố như tuổi tác, nghiện rượu, ma túy và thuốc lá.
Đức Trí
>> Dễ gặp biến chứng thai kỳ ở phụ nữ sinh non
>> Soda có đường tăng nguy cơ sinh non?
>> Phá thai nhiều tăng rủi ro sinh non
>> Cứu tinh của trẻ sinh non
>> Nguy cơ sinh non nếu dùng cần sa
Bình luận (0)