• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Trẻ sinh mổ có nguy cơ bị dị ứng

31/12/2015 11:45 GMT+7

Ngoài yếu tố di truyền, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dị ứng như ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với thuốc lá; trẻ không được bú mẹ lâu, đặc biệt là các bé sinh mổ. Đặc biệt những em bé sinh mổ sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn 5 lần so với trẻ sinh thường.

Bài: Trần Lệ Thủy 

 

1

“Tôi không hiểu tại sạo trẻ sinh mổ lại có nguy cơ bị dị ứng cao hơn trẻ được sinh thường?

Hoàng Anh ( Thủ Dầu Một - Bình Dương)

 

Theo PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y dược TP.HCM thì khi sinh thường, trẻ được tiếp xúc với các vi khuẩn từ cơ thể người mẹ trong đường sinh, làm tăng khả năng miễn dịch ở trẻ. Điều này không xảy ra khi trẻ sinh mổ. Do vậy, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ yếu hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sinh thường, trong quá trình chui qua ống sinh tự nhiên của mẹ được tiếp xúc với nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 - 5 giờ sau sinh cũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ.

 

2

 

Những dị ứng trẻ thường gặp?

Một số dạng dị ứng thường gặp là: Chàm, hen, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng. Trong đó, hai loại dị ứng thường gặp nhất trong những năm tháng đầu đời là dị ứng thức ăn và chàm. Do vậy, nếu giảm dị ứng trong tuổi ấu thơ thì sẽ giảm hậu quả của dị ứng khi lớn lên. Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ chàm ở Hà Nội, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị chàm, hầu hết đều khởi phát sớm, trước 6 tháng tuổi. Tiền căn dị ứng của cha mẹ, anh chị em cùng huyết thống là yếu tố nguy cơ cao đối với trẻ. Ngoài yếu tố di truyền, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dị ứng như ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với thuốc lá; trẻ không được bú mẹ lâu, đặc biệt là các bé sinh mổ. Tỉ lệ trẻ em tử vong sau sinh mổ cao hơn rất nhiều so với các bé sinh thường, do viêm phổi, bị ngạt, nhiễm trùng,… Và cách phòng tránh tốt nhất mọi nguy cơ sức khỏe và trí não của trẻ là chăm sóc tốt trong thời kỳ sơ sinh, vệ sinh sạch sẽ trong lúc sinh và điều trị hiệu quả các biến chứng như hồi sức tại phòng sinh, phát hiện và điều trị nhiễm trùng… Cách can thiệp khác như giữ ấm, cho trẻ bú sữa mẹ,... cũng có tác dụng phòng ngừa quan trọng. 

 

3

 

Giảm dị ứng cho trẻ sinh mổ bằng cách nào?

Dị ứng là phản ứng khi cơ thể tiếp xúc với vật lạ, kháng nguyên lạ. Đối với những trẻ mới sinh những ngày đầu, thì vật lạ, kháng nguyên lạ là sữa, thức ăn. Đối với những trẻ bú sữa mẹ thì không phải kháng nguyên lạ, chỉ những trẻ bú sữa bò, sữa công thức thì mới xem là kháng nguyên lạ. Để phòng bệnh, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng đầu; tiếp tục bú mẹ cho đến 6 tháng; tránh hoàn toàn khói thuốc lá, trước và sau khi sinh... Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa dị ứng, bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng cho đến 6 tháng có thể giúp giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi; giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi; giảm tần suất dị ứng protein sữa bò trong 2 năm đầu đời. Đối với những trẻ nguy cơ bị dị ứng cao, bao gồm những trẻ không được bú mẹ, có thể cho uống sữa có đạm thủy phân, công thức dinh dưỡng đạm thủy phân một phần được chứng minh lâm sàng có tác dụng phòng ngừa viêm da dị ứng và dị ứng đạm sữa bò nếu được sử dụng thay cho công thức dinh dưỡng có đạm sữa bò còn nguyên vẹn. Chế độ ăn dặm cho trẻ cũng là điều cần chú ý, cho ăn dặm từ 4 - 6 tháng tuổi; nên cho trẻ ăn trước một số thức ăn dặm, mỗi loại thức ăn mới nên cho trẻ ăn cách nhau 3 - 5 ngày để theo dõi kết quả phản ứng cơ thể. Nếu cha mẹ từng bị dị ứng với thức ăn thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

 

 

Top
Top