Một cuộc nghiên cứu về sức khỏe trẻ em và sự phát triển của con người đã được tiến hành bởi Leah M. Lipsky và Ronald J. Iannotti từ Viện Quốc gia Eunice Kennedy Shriver. Nghiên cứu này nhằm tìm ra mối liên hệ giữa truyền hình và thói quen ăn uống ở trẻ em Mỹ. Đối tượng được nghiên cứu là 12.642 học sinh lớp 5
đến lớp 10, độ tuổi trung bình là 13,4 tuổi.
|
Kết quả cho thấy, trẻ em ở độ tuổi trên ít ăn trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả màu xanh đậm hay
màu cam; trong khi đó lại dùng rất nhiều chất béo và chất ngọt. Thói quen ăn uống này có thể làm tăng
nguy cơ béo phì và các bệnh mạn tính khác ở trẻ.
Các nhà nghiên cứu nhận định, thời gian xem truyền hình có liên quan đến việc trẻ ít ăn trái cây và rau
quả hằng ngày, nhưng lại tiếp nạp nhiều kẹo, soda có đường, bỏ bữa sáng ít nhất 1 lần/tuần và ăn thức
ăn nhanh ít nhất 1 ngày/tuần. Do vậy, để trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, nên hạn chế thời gian
xem truyền hình của trẻ.
Đức Trí
>> Đồ chơi nào cho con?
>> Cha mẹ cần tiêm “văcxin” chống bạo lực cho con
>> Công nghệ truyền hình hiện đại đến Việt Nam
>> Phát hiện mới về chứng béo phì ở trẻ
>> Tiêu đen chống béo
Bình luận (0)