Triển lãm ảnh chụp bằng điện thoại

06/03/2017 15:09 GMT+7

Xác định rõ con đường mình đi là ảnh tư liệu, nhiếp ảnh gia Hải Thanh càng ưu ái việc chụp ảnh bằng điện thoại hơn. 'Thường là tôi chụp bằng điện thoại trước, rồi mới bấm máy ảnh', anh nói.

Triển lãm Nhật ký, trưng bày các tác phẩm chụp bằng điện thoại của nhiếp ảnh gia Hải Thanh, sẽ diễn ra ngày 9.3 tại Nest by AIA, tầng 4, toà nhà Vincom B, Bà Triệu, Hà Nội.
Những tác phẩm của anh trong triển lãm phần nhiều mang màu đen trắng. Một phần, Hải Thanh muốn qua đó để tạo cảm giác tư liệu, thời gian. Nhưng điều lớn hơn là anh muốn giản lược hết mức có thể các hiệu ứng màu để nhấn vào câu chuyện chính. “Tác dụng của ảnh đen trắng là sẽ giúp người ta gạt bỏ những thông tin về màu không cần thiết để tập trung vào ý mình muốn nói. Trong việc chụp ảnh, tôi hướng tới tiêu chí duy nhất thôi, là càng dễ hiểu càng rõ rệt”, Hải Thanh nói.

tin liên quan

Hà Nội 1980 trong mắt nhà ngoại giao Anh
Các bức ảnh Hà N ội của nguyên Phó đại sứ Anh tại VN chụp cách đây 30 năm, cộng với chú thích như những câu chuyện của nhà sử học Dương Trung Quốc đã trở thành nguồn sử liệu quý về thành phố.
Từng là người tham gia nhiều dự án ảnh báo chí nước ngoài, giờ đây Hải Thanh lại đi theo các dự án ảnh tư liệu. Anh chụp nhiều năm các khu xóm nghèo ở Huế, những người tự kỷ… và lưu lại nhưng chưa công bố. Điều này rất giống với việc nhiếp ảnh gia Dương Minh Long nhiều năm chụp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hay nhà báo Việt Thanh chụp tết Hà Nội… 

Hải Thanh tên thật là Đỗ Thanh Hải, 46 tuổi. Anh là nhiếp ảnh gia được biết đến với thể loại ảnh tư liệu đương đại Việt Nam, hiện đang làm việc độc lập. Nhiếp ảnh gia Hải Thanh đã tham dự workshop ảnh báo chí do quỹ tưởng niệm báo chí Đông Dương tổ chức năm 2007 và 2010. Anh cũng tham gia triển lãm Life Stories (2006) và Chuyển động (2008) tại Việt Nam; triển lãm 24h (2010) tại Pháp; triển lãm nhóm This day of change (2009) tại Nhật Bản; Blow-up (2010) tại Campuchia. Đặc biệt, anh đã tham gia chuỗi triển lãm ảnh Mobilegraphy (2015) thuộc dự án toàn cầu Everyday Project tại New York và Istanbul.

Xác định rõ con đường mình đi là ảnh tư liệu, Hải Thanh càng ưu ái việc chụp ảnh bằng điện thoại hơn. “Rất nhiều lần tôi kết hợp chụp cả máy ảnh và điện thoại. Nhưng khi xem lại thì xem bằng điện thoại đầu tiên, phần vì tiện, phần vì nó có lợi thế về thời gian. Chỉ vài giây sau thôi là sự vật đã khác. Nên tôi thường chụp điện thoại trước rồi mới bấm máy ảnh”, Hải Thanh nói.
Về nhiếp ảnh tư liệu mà mình đang theo đuổi, Hải Thanh cho rằng, với sự lan tỏa của các nhóm chia sẻ ảnh đời thường trên Instagram, nó sẽ còn phát triển.
“Có một dự án là Everyday Africa đã tập hợp những người muốn kể câu chuyện thường ngày bằng ảnh như thế. Sau đó dự án đó lan ra đến NewYork và Istanbul. Ở Việt Nam hiện cũng có một dự án như thế và tôi là thành viên”, Hải Thanh nói.
Bà chủ quán cafe quen ở phố Phan Đình Phùng, Hà Nội (2016) Ảnh Hải Thanh
Cô nhân viên đợi phục vụ khách tại một nhà hàng khu trung tâm, Hà Nội (2015) Ảnh Hải Thanh
Chị bán hàng rong trên cầu Long Biên, Hà Nội (2013) Ảnh Hải Thanh
Chờ xem hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh Ảnh Hải Thanh
Thanh niên cùng họ chờ rước ông Quan Đám ở hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh (2017) Ảnh Hải Thanh
Dân ở xóm ven Thành Nội, Huế (2015) Ảnh Hải Thanh
Bệnh nhân điều trị bệnh cột sống tại nhà riêng, Hà Nội (2016) Ảnh Hải Thanh
Hát quốc ca trong lúc chờ xem diễu binh trên phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội (2015) Ảnh Hải Thanh
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.