(TNO) Sáng 24.4, tại Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (114 Mai Thúc Loan, TP.Huế), nhà sưu tầm cổ ngoạn Trần Đình Sơn tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu các bộ sưu tập gồm hơn 200 hiện vật làm bằng gốm sứ phục vụ sinh hoạt hoàng gia thời Nguyễn (1802 - 1954) và mở cửa giới thiệu gian trưng bày bộ sưu tập mỹ nghệ gốm và điêu khắc truyền thống Nhật Bản.
Bộ đồ ăn trầu đời vua Khải Định
|
Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn được chính người Việt thiết kế, tạo mẫu và đặt làm tại các lò gốm danh tiếng của Trung Hoa, Nhật Bản và châu Âu.
Trong số các hiện vật trưng bày, thu hút nhất là bộ sưu tập Tứ thú phục vụ bốn thú vui trong sinh hoạt truyền thống của người Việt là ăn trầu, uống trà, hút thuốc và uống rượu gồm các vật dụng như khay, quả, hộp, bình vôi, dao, ống xoáy, điếu cày, tẩu, nậm, be, chai… được chế tác bằng gỗ khảm xà cừ, sành sứ, vàng, bạc, ngọc, ngà voi, gốm, đồng, tre… rất công phu, tinh xảo.
Đặc biệt, ông Trần Đình Sơn đã cho trưng bày bộ sưu tập các vật dụng của một quan thượng thư thời Nguyễn như kim bài, nha bài, kim khánh, kim bội, ấn tín, nghiên mực, đai, mũ…
Hưởng ứng Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sắp khai mạc, bảo tàng đã dành một không gian trang trọng trưng bày, giới thiệu bộ sưu tập gốm sứ Imari của Nhật Bản thế kỷ 18-20 với gần 40 hiện vật gốm sứ men xanh trắng và men màu; bộ sưu tập mỹ nghệ Net Suke gồm 50 hiện vật bằng gỗ, sừng, ngà voi của các nghệ nhân nổi tiếng Nhật Bản thế kỷ 18-20.
Kim bài, kim bội và kim khánh của quan thượng thư thời Nguyễn
|
Các loại ấn tín
|
Tượng La Hán gốm men màu Nhật Bản
|
Tượng thú làm bằng ngà voi của Nhật Bản
|
Bình luận (0)