TNO

Triển vọng hợp tác sản xuất vũ khí Mỹ tại Việt Nam

02/06/2015 15:27 GMT+7

(Tin Nóng) Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Việt Nam, ngày 1.6 ông Carter nói rằng hai nước sẽ hợp tác sản xuất một số thiết bị quân sự của Mỹ tại Việt Nam, theo Defense News ngày 1.6.

(Tin Nóng) Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Việt Nam, ngày 1.6 ông Carter nói rằng hai nước sẽ hợp tác sản xuất một số thiết bị quân sự của Mỹ tại Việt Nam, theo Defense News ngày 1.6.

Triển vọng hợp tác sản xuất vũ khí Mỹ tại Việt Nam - ảnh 1
Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ chúc mừng sau khi ký kết Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Mỹ tại Hà Nội ngày 1.6.2015 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

"Sau quyết định của năm ngoái của Mỹ về việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, hai nước chúng ta lần đầu tiên đang cam kết hoạt động cùng nhau, đẩy mạnh thương mại quốc phòng của chúng ta và hướng tới hợp tác sản xuất", ông Carter phát biểu nhân lễ ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Mỹ tại Hà Nội ngày 1.6.

Một quan chức Mỹ nói với Defense News rằng do tính chất nhạy cảm của các cuộc đàm phán, thỏa thuận này là một vấn đề lớn, một phần vì nó cập nhật những thay đổi mới của Bản ghi nhớ năm 2011 về các hướng dẫn cho mối quan hệ quân sự Mỹ - Việt.

Quan chức Mỹ này nói thêm rằng phía Việt Nam đã thúc đẩy các điều không bao gồm trong Bản ghi nhớ năm 2011. Do đó, các ngôn từ mới thêm vào sẽ mở ra con đường mới về các vấn đề quốc phòng, bao gồm các tùy chọn của việc hợp tác sản xuất thiết bị quân sự trong tương lai.

Trong Tuyên bố tầm nhìn chung có nội dung "mở rộng thương mại quốc phòng giữa hai nước chúng ta, có khả năng bao gồm việc hợp tác sản xuất các công nghệ và thiết bị mới, phù hợp theo pháp luật hiện hành và chính sách hạn chế".

Quan chức này cũng dè dặt cho rằng mọi việc sẽ không tiến triển một cách nhanh chóng, nhưng đó là một chỉ báo tiềm năng cho bất kỳ đối tác công nghiệp quốc phòng nào nhìn vào thị trường khu vực này.

Hiện tại Việt Nam mua sắm hơn 90% các trang thiết bị quốc phòng từ Nga. Lời đề nghị cùng sản xuất vũ khí là một vấn đề đôi bên cùng có lợi. Qua đó Mỹ có thể mở rộng phạm vi ngành công nghiệp quốc phòng của mình trong khi có thể hạn chế được sự khống chế của Nga với thị trường vũ khí nước ngoài, còn Việt Nam có thể khỏi phải lệ thuộc vào một nhà cung cấp vũ khí duy nhất.

Trong khi đó, cả hai bên đang tìm kiếm khả năng bán vũ khí của Mỹ. Điều này đang trở nên dễ dàng hơn, với việc Thượng nghị sĩ John McCain mới đây tuyên bố sẽ giới thiệu trước Thượng viện Mỹ trong tuần này một dự luật nới lỏng việc hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.

Hồi tháng 10.2014, chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã thông báo nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng từ đó đến nay chưa có một loại vũ khí nào của Mỹ được bán cho Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng thông báo viện trợ 18 triệu USD để Việt Nam mua 2 tàu tuần tra cao tốc loại Metal Shark nhằm nâng cao năng lực chấp pháp trên biển.

Trước đó hồi giữa tháng 4.2015, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã tổ chức một buổi gặp gỡ giữa các quan chức quốc phòng Việt Nam với một số nhà thầu vũ khí hàng đầu của Mỹ, trong đó có các tập đoàn Boeing, Lockheed Martin, BAE Systems...

Triển vọng hợp tác sản xuất vũ khí Mỹ tại Việt Nam - ảnh 2
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm tàu Cảnh sát biển 8003 tại Hải Phòng ngày 31.5. Tàu này năm 2014 đã bị các tàu Trung Quốc đâm húc khi tham gia vào cuộc đấu tranh ngăn chặn giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Triển vọng hợp tác sản xuất vũ khí Mỹ tại Việt Nam - ảnh 3
Việt Nam và Mỹ sẽ xem xét việc hợp tác sản xuất vũ khí, khí tài của Mỹ tại Việt Nam. Trong ảnh: Tuần dương hạm USS Shiloh (CG 67) của Hải quân Mỹ phóng tên lửa diệt hạm Harpoon (giá 1,2 triệu USD/quả) trong một cuộc tập trận gần Guam ngày 15.9.2014 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Tuy nhiên, theo nhận định của Defense News, một làn sóng doanh số bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam trong tương lai gần là chưa thể.

Đầu tiên, kinh tế Việt Nam tuy đang tăng trưởng nhưng vẫn còn đi sau các cường quốc kinh tế châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Do đó, Việt Nam phải dựa chủ yếu vào các vũ khí đang có và quan tâm các vũ khí, khí tài đã qua sử dụng hơn là mua vũ khí cao cấp công nghệ mới.

Ngoài ra còn có một rào cản văn hóa. Cốt lõi của việc huấn luyện quân sự và các trang thiết bị của Việt Nam là từ Nga, và do vậy việc chuyển hướng sang vũ khí, khí tài của Mỹ có thể là khó khăn. Một quan chức Mỹ chỉ ra ví dụ các sĩ quan Việt Nam đã được đào tạo để nắm rõ các hướng dẫn sử dụng khí tài của Nga sẽ rất khó khăn khi xem các hướng dẫn của Mỹ.

Quan chức này cũng lưu ý chính phủ Việt Nam đã không nêu rõ những gì muốn mua từ Mỹ, thay vào đó là nói về các khí tài phòng thủ an ninh hàng hải và hệ thống radar.

Anh Sơn

>> Tuần tới, Thượng viện Mỹ đề xuất nới lỏng cấm vận vũ khí với VN
>> Boeing nâng cấp tầm bắn tên lửa diệt hạm Harpoon lên gấp đôi
>> Đại sứ Ted Osius: Trung Quốc khiến Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau
>> Pháo tự hành kiểu Việt Nam: Pháo 105 mm Mỹ trên xe tải Liên Xô
>> Các tập đoàn vũ khí hàng đầu Mỹ đến Việt Nam chào hàng
>> Ba loại khách hàng quan tâm máy bay chiến đấu giá 'bèo' của Mỹ
>> Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách kiểm soát vũ khí Mỹ thăm Việt Nam
>> Việt Nam mua vũ khí Nga tuỳ thuộc khả năng của nền kinh tế
>> Mỹ ban hành văn bản chính thức bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
>> Các đại gia vũ khí Mỹ quan tâm thị trường Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.