Hồng Vân là một xã biên giới, cách trung tâm thị trấn huyện miền núi A Lưới hơn 30 km. Cách đây hơn 10 năm, đời sống người dân còn lắm cơ cực. Thế nhưng, khi nói đến chuyện học tập ai cũng trầm trồ kể về tấm gương của cô giáo Hằng, một người con của dân bản ở xã Hồng Vân.
|
“Ngày ấy không như bây giờ, cái ăn còn khó, từ già đến trẻ đều lên rẫy. Đi học cái chữ là điều không hề đơn giản. Lớp học đầu năm có chưa đến 15 người nhưng đến cuối năm thì chỉ còn một nữa. Học sinh tụi mình chỉ học ở A Lưới từ lớp 1 đến lớp 7, đến lớp 8 là phải về học ở trường nội trú ở dưới thành phố, cách A Lưới khoảng 70km. Xa xôi, nhiều người nản chí, bỏ học nửa chừng. Bạn bè rủ mình về quê, nhưng mình không đi”, Hằng nhớ lại.
Hằng kể, năm lớp 11, ba đột ngột qua đời do bệnh nặng, một mình mẹ phải nuôi bốn anh em, không lo nổi. Nhiều lần, mẹ muốn Hằng nghỉ học, ở nhà phụ mẹ làm rẫy. Lên bản, nhưng nhớ trường nhớ lớp, Hằng lại năn nỉ mẹ cho khăn gói về đồng bằng học tiếp. Hằng quyết định chọn trường Đại học Sư phạm Huế để tiếp tục ước mơ trở thành cô giáo của mình.
“Nhà nghèo, mỗi tháng, mẹ chỉ cho 20 ngàn đồng. Để có thể sống được với số tiền ít ỏi ấy, mỗi lần về Huế, mình phải gùi theo cả một bao to, nào ngô, khoai, sắn, rau, cá... để ăn cả tuần”, Hằng tâm sự. Sau khi ra trường, dù có nhiều cơ hội chờ đón nhưng Hằng quyết định trở về A Lưới, nơi chôn rau cắt rốn và cũng là nơi đã ươm mầm ước mơ của Hằng. Năm 2004, ước mơ trở thành sự thật khi Hằng chính thức trở thành cô giáo của trường THPT A Lưới.
Cô Đàm Thị Hoa, Hiệu trưởng trường THPT A Lưới, đánh giá : “Cô Hằng là một giáo viên trẻ tiêu biểu nhiều năm qua. Ngoài công tác giảng dạy, cô Hằng còn là người tiên phong trong các phong trào đoàn thể của nhà trường, tham gia các hoạt động xã hội... Nhiều năm liền, cô được mọi người tín nhiệm, bầu làm phó bí thư đoàn trường”.
Đa số các học sinh vẫn còn hạn chế về vốn từ vựng tiếng Việt, nên cô giáo Hằng có thuận lợi khi có thể giao tiếp bằng tiếng địa phương với các em. Không chỉ nói tiếng Pa- cô, Hằng còn tìm hiểu và biết nói tiếng Cơ Tu, Pa Hy… . để có thể gần gũi và nói chuyện cùng các em. Thầy giáo Trần Nguyễn Khánh Phong, nói: “Các học sinh rất gần gũi và tìm được sự đồng cảm ở cô Hằng. Cô thường không ngại đường xá xa xôi, đi tới các bản sâu xa để vận động gia đình và học sinh trở lại trường. Đôi khi chỉ một lời động viên, khích lệ, cũng đã thay đổi một số phận con người. Cô Hằng đã làm được điều đó”.
Nhiều cô thầy giáo tại trường vẫn nhớ câu chuyện cô giáo Hằng đã giúp một học sinh dân tộc vượt qua khó khăn và bây giờ đã học năm thứ 4 của ĐH Kinh tế Huế. Em học sinh đó tên là Ra Giờ, người Pa-cô, ở cách trường hơn 30 km. Nhà không có ai lên rẫy nên em buộc phải nghỉ học. Cô Hằng đã đến nhà thuyết phục, rồi về trường vận động, quyên góp tiền để giúp em đi học lại. Năm 2010, trong hội thi Tìm hiểu Anh bộ đội Cụ Hồ do Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế và các ban ngành liên quan tổ chức, đội văn nghệ của nhà trường do cô Hằng dìu dắt giành được giải nhất.
Tuyết Khoa
>> Cô giáo nhắn tin “khủng bố” chủ tịch HĐND xã
>> Cô giáo lãnh án tù vì quan hệ với học sinh
>> Một cô giáo bị giết, bỏ trong bao tải
>> Phát cuồng vì cô giáo dạy sử
>> Cô giáo uống thuốc tự tử vẫn phải chuyển trường
>> 5 năm tù cho cô giáo "quan hệ" với học trò
Bình luận (0)