Trở thành tư vấn viên bảo hiểm: Khó hay dễ?

12/05/2023 19:00 GMT+7

Việt Nam có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ tính đến năm 2021 (tương đương với gần 11 triệu người). Kết quả này có được nhờ phần lớn công sức của đội ngũ tư vấn viên bảo hiểm, góp phần thực hiện mục tiêu 15% dân số Việt Nam có bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025.

Tuy nhiên vì nhiều lý do, các tư vấn viên bảo hiểm vẫn phải đối mặt với cái nhìn chưa thiện cảm của nhiều người. Vậy thực tế, các nhân viên tư vấn bảo hiểm tại Việt Nam cần trải qua những điều kiện đào tạo, tuyển dụng khắt khe thế nào để có thể bắt đầu bán hợp đồng bảo hiểm?

Việt Nam có quy trình đào tạo nhân viên tư vấn bảo hiểm bài bản, gắt gao

Để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, ứng viên cần đạt tối thiểu 75% bài thi đánh giá gồm 40 câu hỏi trong 60 phút. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada hay Singapore cũng đang áp dụng cách đánh giá tương tự.

Trước đó, học viên cần trải qua quá trình đào tạo bắt buộc bao gồm các nội dung: Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm, Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm, Đạo đức nghề nghiệp và Kỹ năng thực hành.

Có thể thấy, các nhân viên tư vấn bảo hiểm tại Việt Nam phải trải qua quy trình tuyển dụng và đào tạo bài bản, gắt gao. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu của thị trường bảo hiểm Việt Nam, vì đây là ngành nghề đang phát triển nhanh chóng và đòi hỏi đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, đảm bảo đáp ứng chất lượng về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

Trở thành tư vấn viên bảo hiểm: Khó hay dễ? - Ảnh 1.

Các nhân viên tư vấn bảo hiểm tại Việt Nam phải trải qua quy trình đào tạo gắt gao

"Là học viên, ai cũng muốn đậu kỳ thi để nhận được chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, kỳ thi này không hề dễ và không phải cứ ‘học tủ’ là đậu. Bản thân tôi phải thi hai lần mới đậu. Học và thi chứng chỉ đã khó, nhưng để thực hành tư vấn hợp đồng bảo hiểm thật ra còn khó hơn, do người dân vẫn còn nhiều định kiến về sản phẩm này. Chúng tôi phải gặp gỡ, trò chuyện với từng khách hàng để họ hiểu đúng về bảo hiểm nhân thọ, rồi từ đó mới tư vấn những giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu," chị N.K, nhân viên tư vấn bảo hiểm với hơn 5 năm kinh nghiệm, chia sẻ.

Doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam có chương trình đào tạo để nâng cao nghiệp vụ tư vấn viên

Bên cạnh những quy định chung, các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cũng xây dựng thêm lộ trình đào tạo chuyên sâu lên đến 24 tháng cho đội ngũ tư vấn nhằm nâng cao chất lượng tư vấn của đại lý và giúp khách hàng thêm tin tưởng tham gia bảo hiểm.

Chẳng hạn, công ty Manulife Việt Nam phối hợp với Hiệp hội huấn luyện hàng đầu thế giới LIMRA để cung cấp chương trình tư vấn tài chính chuyên nghiệp MFA (Master Financial Advisor) và quản lý đại lý đạt chuẩn CIAM (Chartered Insurance Agency Manager) nhằm nâng cao kiến thức tài chính cho đội ngũ tư vấn viên ở nhiều cấp bậc. Công ty này cũng triển khai các nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống học tập được số hóa nhằm hỗ trợ đội ngũ tư vấn liên tục cập nhật kiến thức, quy định mới và nâng cao năng lực chuyên môn.

Hành nghề bảo hiểm vì hoa hồng?

Các doanh nghiệp bảo hiểm thường có những chính sách phúc lợi riêng cho tư vấn viên, trong đó có thù lao tư vấn viên được chi trả cho mỗi hợp đồng bảo hiểm hay còn được gọi là ‘hoa hồng’. Mức hoa hồng này phải tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Anh T.K.H, quản lý lương thưởng cho đại lý hiện làm việc cho một công ty bảo hiểm, chia sẻ: "Nếu chỉ nhìn vào khoản hoa hồng cao để đánh giá công việc tư vấn bảo hiểm bị thu hút bởi ‘lợi nhuận’ thì có lẽ chưa chính xác. Để ra được con số đó, các công ty bảo hiểm cần tính đến các chi phí tư vấn viên tự bỏ ra để đi gặp gỡ, duy trì các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Ví dụ, bán hợp đồng xong, khách hàng có sự kiện bảo hiểm nhưng không biết làm đơn yêu cầu quyền lợi, tư vấn viên sẽ là người giúp khách hàng làm đơn, hướng dẫn các giấy tờ cần nộp thậm chí đi cùng khách hàng đến bệnh viện để hỗ trợ xin các giấy tờ cần thiết. Ngoài ra, mức hoa hồng của tư vấn viên sẽ giảm kể từ sau năm đầu tiên và họ cũng chỉ nhận được hoa hồng trong vòng năm năm, trong khi sẽ đồng hành cùng khách hàng cho đến hết thời hạn hợp đồng."

Trở thành tư vấn viên bảo hiểm: Khó hay dễ? - Ảnh 2.

Mức hoa hồng để khuyến khích tư vấn viên bảo hiểm thực hiện tốt việc tư vấn tài chính và đồng hành lâu dài cùng khách hàng

Tiêu chí tuyển dụng và đào tạo nhân viên tư vấn bảo hiểm ngày càng chặt chẽ

"Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Năm 2022, các DNBH nhân thọ chi trả hơn 43.000 tỉ đồng cho các khách hàng của mình nhằm nâng cao trải nghiệm và đảm bảo quyền lợi dài hạn cho các khách hàng một cách tốt nhất. Ngoài ra, việc thi để lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm bắt buộc phải được thực hiện tại các điểm thi tập trung do Viện bảo hiểm Bộ tài chính quy định, giám sát chặt chẽ quá trình thi của người muốn làm đại lý," Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng Thư ký, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho biết.

Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh và vẫn còn khá non trẻ so với nhiều quốc gia khác. Vì vậy, khó tránh khỏi một số trường hợp các tư vấn viên bảo hiểm chưa thực hiện tốt công việc, dẫn đến những hiểu lầm, sai sót không đáng có.

Giữa năm 2022, Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, có hiệu lực từ ngày 01.01.2023. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời cho sự phát triển nhanh của thị trường.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.