Trộm cắp làm ‘sập’ công ty

12/10/2015 09:00 GMT+7

Từng được coi là biểu tượng của ngành luyện kim, nhưng hơn 2 năm qua, Công ty CP luyện thép Gia Sàng phải ngừng hoạt động bởi phần lớn máy móc thiết bị trong công ty bị " rút ruột ".

Từng được coi là biểu tượng của ngành luyện kim, nhưng hơn 2 năm qua, Công ty CP luyện thép Gia Sàng phải ngừng hoạt động bởi phần lớn máy móc thiết bị trong công ty bị "rút ruột".

Phần lớn các thiết bị máy móc trong xưởng cán thép đã bị lấy cắp - Ảnh: Thái SơnPhần lớn các thiết bị máy móc trong xưởng cán thép đã bị lấy cắp - Ảnh: Thái Sơn
Công ty CP luyện thép Gia Sàng (GSS), tiền thân là Nhà máy luyện thép Gia Sàng (P.Gia Sàng, TP.Thái Nguyên), đơn vị thành viên của Công ty gang thép Thái Nguyên do Cộng hòa dân chủ Đức tài trợ xây dựng từ năm 1971 với công suất 70.000 tấn/năm.
Từ năm 2007, GSS chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nhà nước nắm cổ phần gần 40%. Sau một vài năm đầu kinh doanh có lãi thì từ năm 2011, GSS liên tục thua lỗ, đến năm 2013 thì ngừng hoạt động với tổng lỗ lũy kế đến nay gần 140 tỉ đồng. Đáng chú ý, đại diện GSS cho rằng việc liên tục thua lỗ và ngừng hoạt động có nguyên nhân lớn là do bị “mất cắp tài sản”. Báo cáo của GSS gửi Bộ Công thương mới đây cho biết, tổng giá trị tài sản, thiết bị thất thoát không còn trong kho tính đến tháng 11.2014 là 31,8 tỉ đồng bao gồm ở hầu hết các hạng mục của nhà máy.
Dẫn PV Thanh Niên đi một vòng trong nhà máy, ông Trần Quang Minh, Phó phòng Kinh doanh GSS lắc đầu ngao ngán: “Có những thiết bị rất nặng, như khuôn đúc ở xưởng luyện thép nặng cả chục tấn, muốn di dời phải dùng tới cần cẩu đến nay cũng không cánh mà bay”. Theo quan sát, không chỉ lò luyện thép mà ở phân xưởng cán thép, xưởng cơ khí... đều trong khung cảnh hoang phế, những loại máy móc thiết bị nào còn lại cũng hoen gỉ bởi nhà xưởng bị rách nát.
Theo ông Minh, năm 2012 công ty có 535 lao động nhưng đến nay chỉ còn 374 người với thu nhập bình quân hơn 1,7 triệu đồng/người/tháng. Tổng quỹ lương của công ty năm 2012 trên 12,8 tỉ đồng nhưng vẫn đang nợ tiền lương của người lao động từ tháng 9.2012, nợ BHXH tỉnh 2,1 tỉ đồng. Đến cuối năm 2014, công ty còn 244 lao động. “Hiện nay công ty chỉ duy trì 16 người, trong đó có 4 người là lãnh đạo để giải quyết hậu quả và 12 người là bảo vệ. Tất cả đều không lương, anh em chán ngán lắm rồi nhưng chúng tôi động viên nhau, nếu bỏ làm thì toàn bộ tài sản trong nhà máy mất hết”, ông Minh nói.
Hồi tháng 7.2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố vụ án, bắt giam 4 người là cán bộ, bảo vệ của GSS. Trong đó, ông Lê Xuân Hộ (tức Động), Phó tổng giám đốc công ty, người nắm gần 20% cổ phần GSS; Dương Minh Vang, Phó quản đốc phân xưởng cán thép; Đoàn Bá Huấn, Phó quản đốc phân xưởng cán thép bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ. Bùi Hồng Dương, nhân viên bảo vệ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Những người này bị cáo buộc cho xe ô tô tải vào khu vực sản xuất của công ty với mục đích dọn dẹp vệ sinh nhưng sau đó đã chở phôi thép ra ngoài. Trong quá trình điều tra, cơ quan CSĐT còn phát hiện một khối lượng lớn thiết bị, vật tư bị đánh cắp, thất thoát trị giá lên cả tỉ đồng.
Trong văn bản gửi Bộ Công thương, GSS kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp với cơ quan hữu quan tìm kiếm các giải pháp phục hồi sản xuất, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời kiến nghị mở rộng điều tra vụ án liên quan đến việc tháo dỡ, tẩu tán phá hoại thiết bị tư liệu sản xuất tại GSS cũng như trách nhiệm của đại diện phần vốn nhà nước khi để mất vốn và khoản lỗ gần 140 tỉ đồng như hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.