• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Trốn chạy bạo lực bằng kết hôn

18/08/2015 02:52 GMT+7

Người phụ nữ trẻ dân tộc thiểu số Rohingya, Myanmar bị nhốt trong trại tại khu đất hoang nóng bức ở miền Nam Thái Lan trong suốt hai tháng cho đến khi vụ mua bán cô đạt được thỏa thuận.

Dich: Mê Linh 

 

0150515004607

 

Cô trốn chạy Myanmar hồi năm nay, hi vọng an toàn khi đến Malaysia, sau khi những kẻ nổi loạn chống đạo Hồi đốt làng. Nhưng gia đình cô không thể đáp ứng 1.260 USD cho những kẻ buôn người để hoàn thành cuộc hành trình.

Một người lạ sẵn sàng trả tự do cho cô, những kẻ buôn người kể, nếu cô đồng ý lấy anh ta.

“Tôi được phép gọi điện thoại cho cha mẹ. Họ bảo nếu tôi tình nguyện, điều đó sẽ tốt cho gia đình”, Shahidah Yunus, 22 tuổi, cho hay. “Tôi hiểu việc tôi cần làm”.

 

Hôn nhân trong ngõ hẹp

Cô nằm trong số hàng trăm phụ nữ trẻ Rohingya từ Mayanmar được gả bán cho đàn ông Rohingya ở Malaysia với giá là cuộc chạy trốn bạo lực và nghèo đói tại quê nhà.

Trong khi một số phụ nữ Rohingya đồng ý những cuộc hôn nhân như vậy để thoát khỏi tù tội hoặc tệ hơn là vào tay kẻ buôn người, còn những người khác bị lừa hoặc ép buộc. Một số ở tuổi thanh thiếu niên.

 

ARohingyawoman

 

Rất khó đo lường con số, nhưng các quan chức và nhà hoạt động nhân quyền ước tính trong những năm gần đây, hàng trăm nếu không phải là hàng ngàn, phụ nữ Rohingya mỗi năm được gả bán theo cách này, và con số đó ngày càng tăng.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn báo cáo sự tăng vọt những người di cư Bangladesh và Myanmar qua đường biển trong năm nay đã làm tăng “các vụ bắt cóc và hôn nhân sắp đặt mà không có sự đồng ý của người phụ nữ những người mà chuyến đi của họ được chồng tương lai trả tiền”.

“Hàng trăm, nếu như không phải là hàng ngàn phụ nữ và các cô gái đã bị ép buộc, bán hoặc sắp xếp hôn nhân thông qua những con đường buôn người này kể từ năm 2012”, theo Matthew Smith, giám đốc Tổ chức nhân quyền Fortify Rights tại Bangkok, tổ chức giám sát những người tị nạn Rohingya. “Đối với một số gia đình, chuyện này được xem như cách tồn tại”.

“Những kẻ buôn người xem đây là công việc kinh doanh béo bở”, ông nhấn mạnh, khi nói thêm đối với những phụ nữ và cô gái “bị bán hoặc ép buộc kết hôn là kết quả ít tồi tệ nhất, và đó là vấn đề”.

 

67890jj

 

Cô Yunus, người đang ở chung nhà với chồng 38 tuổi cùng 17 người Rohingya trên đảo Penang, Malaysia, thổ lộ cô gần như không có chọn lựa sau khi chú cô không đủ tiền trả cho chuyến đi của cô.

“Tôi chọn cách lấy chồng vì những kẻ buôn người có tiền thì mới thả tôi”, cô tâm sự. “Chúng tôi sợ bị hiếp. Thà lấy chồng người Rohingya để được chăm sóc”.

Sharifah Shakirah, người tị nạn Rohingya ở Kuala Lumpur người khuyên người tị nạn nên tái định cư, cho biết nhiều phụ nữ bị những kẻ buôn người giam e họ không tìm chồng nhanh chóng, “những kẻ buôn người sẽ bán họ vào nhà thổ” ở Thái Lan hoặc Ấn Độ.

Trong khi việc buôn người như thế không phải là không có, nó thường là lời đe dọa hơn là tình huống có thể xảy ra.

Một số phụ nữ không có tiếng nói trong vấn đề, theo ông Smith thuộc Fortify Rights, tổ chức đang chuẩn bị báo cáo về các cuộc hôn nhân và nạn buôn người.

“Họ không cần biết chuyện gì”, một bé gái 15 tuổi nói về những kẻ buôn người, theo lời ghi chép được cung cấp cho ông Smith. “Nếu có người trả tiền, chúng tôi sẽ phải đi theo họ”.

 

Chua chát và phũ phàng

Những phụ nữ trẻ đồng ý chuyến đi vì sức ép của cha mẹ, lo lắng gửi con gái đến nơi an toàn và giảm gánh nặng cho họ, và bị cám dỗ bởi những lời đường mật của những kẻ buôn người về chi phí cuộc hành trình và cuộc sống tươi đẹp chờ họ ở Malaysia, theo những người Rohingya và chuyên gia.

Trên thực tế, phụ nữ độc thân lên tàu của kẻ buôn người mà không có tiền trả sẽ thành hàng hóa, được giam trong trại hoặc trên tàu cho đến khi có người trả tiền thì mới được tự do.

 

23161867

 

Nếu những kẻ buôn người biết gia đình người phụ nữ không thể thanh toán, “chúng sẽ thông báo cho những kẻ khác và bảo “Bọn tao có người phụ nữ này”, cô Shakirah khẳng định.

Các ông chồng thường già hơn và nghèo hơn hứa hẹn. Một số phụ nữ bị lừa vào những mối quan hệ bất hạnh hoặc ngược đãi.

Cách đây 2 năm, Ambiya Khatu, 21 tuổi, lấy chồng ở Malaysia. Chồng cô trả 1.050 USD cho những kẻ buôn người ở Thái Lan để chuộc tự do cho cô. “Anh quá già đối với tôi, mẹ tôi đồng ý cuộc hôn nhân”, cô trần tình. “Không ai cứu giúp, vì thế tôi gật đầu”.

Ở Mayanmar, cô hi vọng được học y tá và làm việc ở bệnh viện. Giờ đây, cô sống ở ngoại ô Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, chăm sóc mẹ, chị gái bị bệnh và cháu trong căn phòng chật hẹp, trong khi chờ chồng trở về. Anh biến mất nhiều tháng trước đây, khi cho biết đang tìm việc.

 

23161869

 

“Sau khi cứu tôi, chồng hỏi tôi muốn lấy anh không”, cô Khatu bộc bạch. “Anh bảo, “Nếu không muốn, em chỉ cần trả anh tiền chuộc”. 

“Tôi không biết tiếng, làm thế nào tôi đi làm để trả anh?”, cô nói. “Bên cạnh đó, chúng tôi không họ hàng ở đây, không giấy tờ, vì thế chỉ còn cách kết hôn”.

Mẹ cô, Mabiya Khatu, lẩm bẩm không đồng ý. Chồng bà bị giết năm 2012, khi những kẻ nổi loạn càn quét làng, khiến gia đình bà nghèo khổ, bà tâm sự. Có khả năng là các con bị bán làm nô lệ tình dục, bà giải thích.

“Nếu tôi không gả con cho anh ta, những kẻ buôn người có thể đã bán nó vào tay kẻ xấu”, bà thổn thức. “Những kẻ buôn người muốn bán cả hai con tôi, vì thế tôi gả chồng cho chúng. Ở đây con được an toàn, được ăn uống”.

Khatu nhăn mặt. “Tôi không thích anh ấy”, cô thì thầm, “nhưng tôi cần phải thích”.

 

TIẾNG NÓI KHÔNG TRỌNG LƯỢNG

Đàn ông Rohingya ở Malaysia trả tiền cho kẻ buôn người để lấy vợ ngại chia sẻ những vụ mua bán. Nhưng một cuộc điện thoại được ghi lại bởi những nhà điều tra Fortify Rights hồi tháng 9 năm ngoái giữa một phụ nữ Rohingya được giam trong trại ở Thái Lan và người môi giới Rohingya cho thấy sự tính toán tàn nhẫn khi quyết định số phận người phụ nữ.
“Cô chưa lấy chồng đúng không?”, người môi giới hỏi.
“Chưa”, cô gái đáp.

Người môi giới nói ông biết một người đàn ông có thể lấy làm chồng, một người Rohingya lớn tuổi, sẵn sàng trả 780 USD cho phần còn lại của cuộc hành trình của cô đến Malaysia.
“Thế cô có muốn lấy ông ấy không?”, người môi giới lại hỏi.
“Có, nếu đó là ý trời”, cô đáp. “Chúng tôi đang trong tình thế ngặt nghèo. Ông có thể đưa chúng tôi đi trong hai hoặc ba ngày tới không? Chúng tôi không được ăn uống, tắm rửa”. 

Sau khi thương lượng xong, người môi giới nói với bảo vệ trại ông cần thêm nhiều cô gái độc thân cho các ông chồng tương lai.
“Ông có thể gặp họ trước”, bảo vệ nói. “Nếu muốn đưa một hoặc hai cô, đó là quyền của ông”.
Việc giao dịch không phải lúc nào cũng rõ ràng, dù phụ nữ Rohingya quá quen với hôn nhân sắp đặt. Nhưng trong làng họ, phụ nữ thường biết chồng tương lai, và có quyền quyết định. 

Trong một số trường hợp, những gia đình nghèo sắp xếp hôn nhân trước để trả cho chuyến đi của con.
Một số phụ nữ kết hôn để trả phí cho những kẻ buôn người tả chuyện này như là sự chọn lựa, nhưng Susan Kneebone,giáo sư Đại học Melbourne, Úc người đang nghiên cứu di trú và hôn nhân ép buộc ở Đông Nam Á, cho hay những cuộc hôn nhân này chẳng khác buôn người khi bạo lực, đe dọa và những lời hứa hẹn hão huyền được sử dụng.
Giờ đây, những kẻ buôn người tạm ngưng vì sự trừng trị thẳng tay trong khu vực và thời tiết khắc nghiệt do đang là mùa gió mùa. Nhưng một số phụ nữ Rohingya đợi việc mua bán lại tiếp tục để họ có thể bỏ chạy, thậm chí giá cho chiếc vé là hôn nhân.
Tahera Begum, 18 tuổi, người Rohingya trốn khỏi Myanmar cách đây vài tháng, đang ở với chị dâu trong lều tạm ở Kutupalong, Bangladesh, chờ đợi để tiếp tục hành trình lấy chồng ở Malaysia người được chọn bởi anh trai cô, cũng sống ở Malaysia.

Cô chưa thấy ảnh người đàn ông, nhưng đã nói chuyện điện thoại nhiều lần.
“Khi nói chuyện với anh, anh kể có việc làm, vì thế có thu nhập”, cô bộc bạch. “Tôi sẽ vui hơn nếu ở đây, nhưng anh trai muốn tôi lấy chồng ở Malaysia”.
“Nếu nhận được tín hiệu của anh hoặc chồng tương lai”, cô nói, “tôi sẽ cố gắng”.

 

Khi hai bên cần nhau
Sau vụ bạo lực chống đạo Hồi nổ ra ở phía Tây Myanmar năm 2012, hầu hết những người tị nạn là nam. Nhưng số phụ nữ và trẻ em trốn chạy khỏi Myanmar tăng lên trong 2 năm qua.
Một lý do là sự khan hiếm đàn ông Rohingya có thể lấy làm chồng ở Myanmar. Sự thiếu hụt cũng nâng giá của hồi môn đối với gia đình cô dâu, Chris Lewa, nhà hoạt động nhân quyền người Rohingya làm việc tại Bangkok, cho biết. Ngược lại, cô kể, tỉ lệ nam giới Rohingya cao hơn nữ tại Malaysia khiến đàn ông ở đây sẵn sàng trả tiền cho chuyến đi của cô dâu và bỏ qua của hồi môn.
Gần 2 năm nay, cô nói, “ít nhất 5.000 phụ nữ trẻ lên tàu và lấy chồng sau khi đến Malaysia”.

 

  

Top
Top