Thị trường Trung Đông đang nổi lên như một thế lực mới của ngành công nghiệp xe hơi sau Trung Quốc, đặc biệt trong phân khúc xe hạng sang.
>> Lộ diện sedan ‘siêu sang’ Lagonda chạy thử tại Oman
>> Aston Martin Lagonda – ‘siêu sang’ cho giới ‘siêu giàu’
>> Range Rover 2014 dùng làm... máng cỏ nuôi cừu
Hội tụ tiềm năng
Nhắc đến Trung Đông, người ta nghĩ ngay đến khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn nhất hành tinh. Nền kinh tế khu vực này phát triển mạnh nhờ dầu mỏ, đặc biệt là tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út, Iran hay Qatar. Những nước này cũng đang tích cực đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển du lịch nhờ vào những tiềm lực kinh tế sẵn có từ dầu mỏ mang lại.
Ngoài nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, một số nước Trung Đông còn rất chú ý tới đầu tư cơ cở hạ tầng giao thông hiện đại, bề thế. Yếu tố này cũng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của doanh số xe hơi tại đây, đặc biệt là siêu xe, xe sang vốn rất “kén” cơ sở hạ tầng giao thông.
Cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại tại Trung Đông
|
Bên cạnh điều kiện kinh tế, Trung Đông là một trong những khu vực tập trung nhiều tỉ phú và triệu phú nhất thế giới. Những đại gia này rất “sính” những thương hiệu siêu xe, siêu sang, đặc biệt là những phiên bản sản xuất giới hạn.
Dường như luôn có “ganh đua” về độ chịu chơi giữa các triệu phú, tỉ phú nơi đây. Vì thế, không khó hiểu khi một đại gia Trung Đông có thể sở hữu bộ sưu tập xe lên đến chục chiếc. Ngay cả cảnh sát Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) cũng đang sở hữu dàn siêu xe, xe sang trị giá tới chục triệu USD.
Thú chơi xe của giới nhà giàu Trung Đông vô cùng xa xỉ - Ảnh: Gtspirit
|
Những con số ấn tượng
Trong vài năm gần đây, bất chấp những xung đột, khủng hoảng khu vực, Trung Đông vẫn là thị trường lý tưởng cho việc bán xe. Hầu hết các hãng xe có mặt tại thị trường này đều có doanh số tăng trưởng từ 10 - 50%, trung bình là 25%, và được duy trì từ năm 2011 đến nay.
Khu vực thịnh vượng nhất cho kinh doanh xe hơi tại Trung Đông chính là các nước nằm trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). GCC là khối hợp tác bao gồm hầu hết các nước tại khu vực Trung Đông nhưng có nền kinh tế thịnh vượng nhất.
Ngoài siêu xe, xe sang, những chiếc SUV cỡ lớn rất được ưa chuộng ở Trung Đông. Tại Ả Rập Xê Út, có tới 47% hộ gia đình có từ 6 thành viên trở lên, vì vậy nhu cầu về một chiếc SUV cỡ lớn rất cao. Trung bình doanh số xe SUV chiếm tới trên 50% lượng xe bán ra của các thương hiệu như BMW, Audi.
Mẫu xe SUV rất được ưa chuộng tại Trung Đông - Ảnh: Wallpaperseek
|
Trong phân khúc xe bình dân, Toyota, Ford và Hyundai là ba thương hiệu nổi bật tại Trung Đông. Có những lúc doanh số hai dòng xe Ford Ranger và Tough tăng trưởng tới 400% và 215%. Tuy nhiên, ở phân khúc cao cấp hơn, các thương hiệu đến từ nước Anh mới thực sự chiếm lĩnh thị trường.
Theo số liệu của Jaguar Land Rover, doanh số xe tăng trưởng 46% trong năm 2013. Trong đó, F-Type và Range Rover là hai mẫu xe bán chạy nhất. Rolls-Royce cũng cho biết Trung Đông chiếm tới 1/5 doanh số xe hơi toàn cầu của hãng, doanh thu hằng năm tăng khoảng 17%, doanh số tăng trên 20%. Thậm chí, đối thủ Bentley còn cho biết mức tăng trưởng doanh số tới 45%.
Mới đây nhất, Aston Martin còn bày tỏ sự quan tâm của mình với Trung Đông khi hồi sinh thương hiệu sedan hạng sang Lagonda để bán riêng cho thị trường này.
Các thương hiệu đến từ Anh đang “làm mưa làm gió” trong phân khúc xe hạng sang - Ảnh: Itymg
|
Tính riêng năm 2013, doanh số của Volkswagen đã tăng tới 30%, thành viên Audi tăng trưởng 16,3%. Đối thủ đồng hương BMW cũng tự hào với mức tăng trưởng 15%.
Theo số liệu của Ford, tập đoàn Mỹ đã đạt mức tăng trưởng 12%, Hyundai chỉ tăng trưởng 7% doanh số nhưng vẫn cao hơn mặt bằng chung của thị trường thế giới.
Doanh số xe hơi trong nửa đầu năm 2014 tại Trung Đông cũng rất ấn tượng. Hầu hết các thương hiệu đều có doanh số bán hàng tốt và dự báo mức tăng trưởng hai con số trong năm nay, bất chấp mức tăng trưởng trung bình của thế giới là 3%.
Các chuyên gia theo dõi thị trường xe hơi cũng tỏ ra lạc quan khi nói về thị trường Trung Đông với dự báo mức tăng trưởng ổn định từ 10-15% cho tới cuối thập kỷ. Dự kiến đến năm 2020, doanh số xe hàng năm tại Trung Đông có thể lên tới con số trên 5 triệu xe.
Các hãng xe tại Trung Đông sẽ tiếp tục thành công trong năm 2014 - Ảnh: Motoringme
|
Cạnh tranh khốc liệt
Có thể nói thị trường Trung Đông là một “mỏ dầu” mới để các thương hiệu xe hơi khai phá. Nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng về kinh tế, cơ sở hạ tầng và văn hóa. Trung Đông cũng có ngành công nghiệp phụ trợ đang phát triển mạnh, đặc biệt là tại Ả Rập Xê Út.
Một số thương hiệu xe Mỹ như GM hay Ford hiện đang chuẩn bị đầu tư xây nhà máy tại Ả Rập Xê Út nhằm sản xuất xe phục vụ nhu cầu ngày càng tăng tại nước này và các quốc gia lân cận.
“Miếng bánh” Trung Đông đang bị các hãng xe giằng xé - Ảnh: Motozingme
|
Dự kiến, trong vài năm tới cuộc đua về doanh số tại Trung Đông sẽ ngày càng khắc nghiệt hơn. Phân khúc xe hạng sang sẽ chứng kiến cuộc chiến khốc liệt giữa các thương hiệu đến từ châu Âu. Trong khi đó, phân khúc xe bình dân, các hãng xe Mỹ sẽ phải đối đầu trực tiếp với những thương hiệu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Dù cuộc đấu có cam go đến mức nào thì Trung Đông vẫn là một “miếng bánh” béo bở và hãng xe nào cũng có thể giành được một khoản lợi nhuận kếch xù tại đây.
>> Rolls-Royce: 100 năm thăng trầm trong thế giới xe sang
>> Rolls-Royce và Bentley lập kỷ lục doanh số năm 2013
>> Thị trường ô tô Việt tháng 7: Vua lại làm vua
>> Tháng 6, thị trường ô tô Việt tiêu thụ 11.884 xe
Bình luận (0)