Cuộc thử nghiệm 2 đường băng này được cho đã thành công, theo Tân Hoa xã. Hai đường băng này mới xây phi pháp trên đá Vành Khăn và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng phi pháp trên đó.
Các cơ sở mới được xây dựng phi pháp này được cho sẽ giúp vận chuyển nhân sự tại Trường Sa, theo Tân Hoa xã.
Cuộc thử nghiệm hai đường băng này diễn ra đúng ngày 12.7, thời điểm Tòa trọng tài quốc tế (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
|
Sau ba năm xem xét đơn kiện với 4.000 trang tài liệu chứng cứ và hai lần phân xử, lúc 16 giờ chiều 12.7 (giờ VN), PCA ra phán quyết "Bắc Kinh không có “chủ quyền lịch sử” ở Biển Đông", theo Reuters.
Theo phán quyết, tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn) - cái mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền lịch sử” là trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). “Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển trong đường chín đoạn”, PCA phán quyết, bác bỏ “đường lưỡi bò” trong bản đồ năm 1947 của Bắc Kinh, theo Reuters.
tin liên quan
Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ 'chủ quyền lịch sử' của Trung Quốc ở Biển ĐôngTòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ngày 12.7 ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, theo đó "Bắc Kinh không có “chủ quyền lịch sử” ở Biển Đông".
Trước đó, ngày 6.1, Trung Quốc đã tiến hành hai chuyến bay thử nghiệm đáp xuống đường băng phi pháp mà Bắc Kinh xây trên Đá Chữ Thập, cũng thuộc quần đảo Trường Sa. Liên quan tới vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố phớt lờ phán quyết, cho rằng PCA không có quyền tài phán, đồng thời đẩy mạnh chiến dịch truyền thông phản đối phán quyết của PCA trong tuần qua.
Bình luận (0)