Theo Nikkei, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tới Nhật Bản vào hôm 15.4 để đối thoại kinh tế cấp cao lần đầu tiên trong tám năm với các quan chức nước láng giềng.
Trước đây triển vọng mở lại cuộc đối thoại giữa hai nước dường như rất mờ nhạt vì xung đột lặp đi lặp lại trong việc tranh chấp quần đảo không người ở do Nhật Bản quản lý, mà người Nhật gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
tin liên quan
Vũ khí bí mật của Trung Quốc trong căng thẳng thương mại với MỹTheo một nguồn tin chính phủ ở Tokyo, Nhật Bản “đã không mong đợi cuộc đối thoại cấp cao được mở lại” trước chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Mỹ vào giữa tháng 4.2018. Chuyến đi này là ưu tiên hàng đầu của ông Abe tại thời điểm hiện tại.
Trong khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với hàng rào thuế quan từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump, Nhật Bản trên thực tế cũng gặp phải thách thức tương tự. Và điều này cho phép Bắc Kinh có cơ hội kéo Tokyo về gần với quỹ đạo của họ hơn bằng các cuộc đàm phán kinh tế.
Trung Quốc cũng muốn tái thiết lập vị trí của mình như một nhà lãnh đạo trong vấn đề Triều Tiên, trước khi cuộc gặp giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6.2018.
Bắc Kinh đã nhìn thấy các cuộc đối thoại với Nhật Bản có thể giúp họ truyền đạt suy nghĩ của mình về vấn đề Triều Tiên tới các đồng minh của Mỹ ở châu Á và mở cửa cho sự hợp tác với các nước thứ ba, đẩy mạnh một kế hoạch mà họ tin rằng sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trên khắp châu Á.
Ông Lý sẽ thúc đẩy động thái này trong chuyến đi đến Nhật Bản vào tháng tới. Bước tiếp theo là thiết lập các cuộc viếng thăm chính thức của ông Abe tới Trung Quốc và của ông Tập đến Nhật Bản.
Có khả năng ông Tập sẽ thăm nước láng giềng vào tháng 6.2019, khi Nhật Bản là nước chủ nhà tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của nhóm G20 và các nền kinh tế mới nổi tại Osaka.
Bình luận (0)