(Tin Nóng) Giáo sư Greg Austin (Viện Đông - Tây tại New York, Mỹ) viết trên tạp chí Diplomat ngày 10.2 rằng thông tin về việc Trung Quốc đang đóng thêm từ 2 - 4 tàu sân bay chỉ là sự thổi phồng, nếu có thì chỉ khoảng 2 chiếc và không nhằm đối đầu với Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
|
Theo ông Austin, có nhiều thông tin gần đây “tiết lộ” Trung Quốc đang đóng mới 2 tàu sân bay, dự định tăng lên 4 chiếc và có thể có tàu đổ bộ kiêm chở trực thăng.
Với nhiều người ở Trung Quốc, việc có các tàu sân bay là cần thiết để chứng tỏ Trung Quốc thực sự là siêu cường. Ý tưởng này cho rằng nay Trung Quốc có thể làm được mọi thứ mà các cường quốc khác đã làm, chẳng hạm cho máy bay đáp thành công xuống tàu sân bay, đưa robot lên Mặt trăng, đưa phi hành gia vào vũ trụ… Đó là những thành tựu thế giới chứng kiến từ Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, những thách thức Trung Quốc phải đối mặt là những thành tựu đó chỉ là sự sao chép được thực hiện đầu tiên sau nhiều thập kỷ các cường quốc đã làm trước đó (Trung Quốc đưa người vào vũ trụ sau Mỹ, Liên Xô đến 40 năm và sử dụng tàu sân bay cũng sau 60 năm). Khi Trung Quốc đưa người lên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này, đây là điều mà Mỹ đã thực hiện 50 năm trước đó. Và trong 40 - 60 năm qua, sự đổi mới của Mỹ và các nước khác đã không đứng yên. Vì vậy, chúng ta không nên tự động giả định rằng các sự kiện quan trọng về việc sao chép công nghệ là một ý tưởng tốt cho Trung Quốc, theo giáo sư Austin.
Hiện đã có một số cuộc tranh luận trên tạp chí Diplomat về tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong lĩnh vực hải quân và về giá trị của tàu sân bay trong lực lượng hải quân Trung Quốc nói chung. Giáo sư Austin có cùng quan điểm với tác giả Harry Kazianis khi nói rằng không nên quan tâm đến các tàu sân bay của Trung Quốc (viết đầu năm 2014). Ông Kazianis nói rằng có nhiều khí tài quân sự của Trung Quốc có thể thách thức Mỹ ở Thái Bình Dương, nhưng tàu sân bay không phải là một trong số đó.
Nhưng giáo sư Austin không đồng ý rằng khí tài quân sự của Trung Quốc có thể thách thức Mỹ về tính ưu việt, mà phải cần rất nhiều công nghệ hơn. Giáo sư Austin cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn nghĩ đến hay dành ngân sách của mình để thách thức ưu thế của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Với những suy đoán về việc Trung Quốc có thể xây dựng các căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương, nhưng không có khả năng việc này được thực hiện trong tương lai gần. Tại sao Trung Quốc cần phải có căn cứ hải quân ở nước ngoài?
|
Nếu xem xét tin đồn về hai tàu sân bay mới mà Trung Quốc đang đóng, cần hiểu học thuyết của Trung Quốc về vai trò của các tàu sân bay là gì? Trong Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2013 có nêu 3 ý rằng "phát triển tàu sân bay của Trung Quốc có tác động sâu sắc đến việc xây dựng một kế hoạch mạnh mẽ và bảo vệ an ninh hàng hải", "Đó là chiến lược phát triển quốc gia cần thiết… để xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải", và "lợi ích ở nước ngoài đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Những vấn đề an ninh đang ngày càng gia tăng, liên quan đến nguồn năng lượng và các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, về tuyến đường biển chiến lược (SLOC), và các công dân và pháp nhân Trung Quốc ở nước ngoài".
Nếu cẩn thận phân tích kỹ học thuyết này thì việc bảo vệ SLOC là trách nhiệm đa quốc gia, không phải là chuyện Trung Quốc muốn tự có trách nhiệm bảo vệ. Một tàu sân bay sẽ có ích trong một số trường hợp để giải cứu công dân Trung Quốc ở nước ngoài, nhưng những trường hợp này là rất hiếm.
Vì vậy, nếu chúng ta đọc Sách trắng quốc phòng Trung Quốc để tìm kiếm sự biện minh cho việc trang bị tàu sân bay, thì chủ yếu đó là việc muốn củng cố uy thế Hải quân Trung Quốc.
Thậm chí vấn đề Đài Loan cũng không nằm trong quan điểm sử dụng tàu sân bay. Như chuyên gia Ronald O'Rourke chuyên về vấn đề hải quân Trung Quốc, vào tháng 12.2014 đã nói: "Mặc dù các tàu sân bay có thể có một số giá trị đối với Trung Quốc trong các kịch bản xung đột liên quan đến Đài Loan, nhưng tàu sân bay không được xem là quan trọng, vì Đài Loan nằm trong phạm vi tấn công của máy bay Trung Quốc từ các căn cứ trên đất liền. Ông O'Rourke nói rằng hầu hết các nhà quan sát tin rằng Trung Quốc trang bị thêm tàu sân bay chủ yếu nhằm làm biểu tượng Trung Quốc như một siêu cường hàng đầu ở khu vực và thế giới.
Trong thực tế, kế hoạch xây dựng bốn tàu sân bay mới của Trung Quốc vẫn chưa được thiết kế đầy đủ.
Ông O'Rourke cho rằng các tàu sân bay có thể được sử dụng để triển khai sức mạnh. Nhưng so với việc dùng tàu sân bay như là sự can thiệp chính trị vào cuộc khủng hoảng ở xa nhằm đạt lợi thế chiến lược quốc gia như Mỹ từng làm và sau đó là Liên Xô cũng muốn vậy, thì Trung Quốc không có học thuyết quân sự như vậy. Sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong hai thập kỷ tiếp theo mới có thể cho phép nước này có thể làm điều đó.
Ngoài ra, ngân sách quân sự của Trung Quốc nhằm phát triển các khả năng vượt ra ngoài những gì cần thiết để bảo vệ đất nước và các vùng biển gần sẽ là một ưu tiên thấp hơn nhiều đối với Chủ tịch Tập Cận Bình so với các nhà lãnh đạo trong quá khứ. Trong một môi trường tăng trưởng kinh tế đang thu hẹp, ông Tập Cận Bình muốn nhìn thấy sự chi tiêu quốc phòng nhiều hơn vào các chương trình không gian quân sự do tác động của chiến tranh không gian mạng. Đối mặt với sự gia tăng các cuộc tấn công khủng bố ở Trung Quốc, vấn đề an ninh nội bộ sẽ được ưu tiên trên tất cả.
Các lãnh đạo Trung Quốc sẽ hỗ trợ phát triển tàu sân bay trong thời gian này, nhưng sự thay đổi trong ưu tiên ngân sách và với các công nghệ mới nổi, đặc biệt là công nghệ không gian và robot, nhiều khả năng là Trung Quốc có thể hạn chế số tàu sân bay đóng mới chỉ ở 2 chiếc thay vì 4 hoặc nhiều hơn.
Trong năm 2014, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các lãnh đạo quân sự đã ở thời điểm tồi tệ nhất kể từ năm 1971, với các vụ kết tội các quan chức quân sự cấp cao tham nhũng. Ngân sách quân sự dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã bước vào một thời kỳ hiện thực mới, và bất kỳ giấc mơ nào của hải quân Trung Quốc triển khai sức mạnh thông qua các tàu sân bay cũng có thể phai mờ trong môi trường đó.
Các lãnh đạo Trung Quốc sẽ muốn có một lực lượng hải quân rõ ràng lớn hơn Nhật Bản (nay đã đạt được), nhưng họ sẽ thừa nhận (và buộc phải chấp nhận) rằng lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ vẫn ít hơn một nửa so với Hải quân Mỹ về quy mô và khả năng tác chiến.
|
Anh Sơn
>> Trung Quốc tăng cường quân sự vì khả năng tác chiến kém
>> Hạm đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương: Mộng khó thành
>> Trung Quốc xây xong một mô hình tàu sân bay trên cạn
>> Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc phỏng theo tàu đồ chơi của Mỹ
>> Mỹ kêu gọi NATO phát triển vũ khí mới để vượt Nga, Trung Quốc
>> Mỹ xoay trục sang châu Á để bảo vệ tiền bạc của Mỹ
>> Mỹ lo ngại Trung Quốc ồ ạt xây đắp tại các bãi đá ở Trường Sa
>> Tướng Mỹ: Trung Quốc hung hăng hơn từ khi có tàu sân bay
>> Tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới bằng Mỹ
Bình luận (0)