Trung Quốc dùng máy tính lượng tử phá được mật mã cấp độ quân sự?

Khánh An
Khánh An
19/10/2024 13:53 GMT+7

Một nhóm chuyên gia Trung Quốc tuyên bố sử dụng máy tính lượng tử bẻ khóa thành công mật mã cấp độ quân sự, nhưng một số người cho rằng đó chỉ là thông tin cường điệu.

Trung Quốc dùng máy tính lượng tử phá được mật mã cấp độ quân sự?- Ảnh 1.

Máy tính lượng tử D-Wave Advantage

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TECH CRUNCH

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ đã trở thành những người đầu tiên sử dụng máy tính lượng tử để xâm nhập vào hệ thống bảo mật dựa trên mật khẩu được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp quan trọng như quốc phòng.

Thay vì sử dụng bit (0 hoặc 1) để thực hiện các phép tính như máy tính truyền thống, máy tính lượng tử dựa vào bit lượng tử (qubit) có thể là 0 và 1 cùng lúc do các nguyên tắc của cơ học lượng tử. Điều này cho phép giải quyết một số phép tính nhanh hơn nhiều so với máy tính truyền thống.

Mặc dù máy tính lượng tử đang tiến bộ nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, nhưng tiến trình bẻ khóa bảo mật cho đến nay vẫn chậm.

Tuy nhiên, trong một bài báo công bố mới đây trên Tạp chí Máy tính Trung Quốc, các nhà nghiên cứu từ Đại học Thượng Hải cho biết họ đã sử dụng máy tính lượng tử D-Wave Advantage để giải thành công 3 thuật toán Present, Gift-64 và Rectangle. D-Wave Advantage do công ty máy tính lượng tử Canada D-Wave Systems chế tạo.

Các thuật toán này có vai trò quan trọng đối với khuôn khổ tiêu chuẩn mã hóa nâng cao (AES) được sử dụng để bảo mật dữ liệu trong các lĩnh vực chính phủ, quân đội và tài chính.

Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng thành công của họ lần đầu tiên đã phơi bày "mối đe dọa thực sự và đáng kể" về việc tin tặc xâm nhập nhiều phương pháp mã hóa như vậy.

Mối đe dọa này có thể mở rộng đến AES-256, một mã hóa được coi là hầu như không thể bẻ khóa. Các nhà nghiên cứu cho biết họ chưa thể xâm nhập AES-256, nhưng đã tiến gần hơn bao giờ hết.

Trong khi khám phá này làm dấy lên lo ngại về các lỗ hổng, một số chuyên gia cho rằng đây là sự cường điệu. theo Newsweek.

"Nghiên cứu này, mặc dù hấp dẫn, nhưng không tương đương với ngày tận thế lượng tử ngay lập tức. Nhận định rằng điều này gây ra rủi ro sắp xảy ra đối với các tiêu chuẩn mã hóa được sử dụng rộng rãi là sai lệch", tạp chí Infosecurity trích lời chuyên gia Avesta Hojjati, giám đốc nghiên cứu và phát triển tại công ty bảo mật kỹ thuật số DigiCert có trụ sở tại Utah (Mỹ), cho biết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.