Theo CNBC, các đợt tăng lãi suất của Mỹ có thể khiến Trung Quốc khó lòng quản lý “núi” nợ đang bùng nổ giữa cảnh nước này ngày càng phụ thuộc vào cho vay để tiếp tục tăng trưởng và cố gắng ngăn dòng vốn chảy ra, tiến đến những nơi đem lại lợi nhuận cao hơn ở Mỹ.
“Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, nạn nhân duy nhất lớn nhất sẽ là Trung Quốc vì có quá nhiều tiền chỉ chực chờ ra đi”, Ruchir Sharma, chuyên gia chiến lược toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management nhận định.
Ông Sharma chỉ ra rằng trong năm qua, kinh tế Trung Quốc di chuyển từ bong bong này sang bong bóng khác: các loại hàng hóa, chứng khoán và hiện giờ là bất động sản. Đây không phải là con đường phát triển bền vững với Trung Quốc, đặc biệt khi nhắc đến khía cạnh nước này “có mức tăng nợ trong 5 năm qua tương đương 60 điểm phần trăm tỷ lệ trong nền kinh tế”.
Chuyên gia Sharma nói: “Họ cố gắng làm xẹp một cái bong bóng ở chỗ này thì lại có thứ gì đó được bơm căng ở chỗ kia. Họ làm điều này ở đây và lại có thứ gì đó nổi lên ở kia”. Ông Sharma lưu ý rằng giá nhà ở các thành phố lớn nhất Đại lục tăng từ 30% đến 50% chỉ trong 18 tháng qua.
Giới chức Fed hôm 15.12 tăng lãi suất Mỹ lần đầu tiên trong một năm. Mức tăng 0,25 điểm phần trăm được dự báo nhiều, song tốc độ nâng lãi suất nhanh hơn trong tương lai là chuyện ít được dự kiến. Lãi suất Mỹ tăng thường đồng nghĩa với chuyện lợi suất trái phiếu khá hơn và USD mạnh hơn. Thực tế cho thấy cả hai yếu tố này đều lên cao hơn sau thông báo hôm 15.12.
tin liên quan
Fed nâng lãi suất lần thứ hai trong một thập niênNền kinh tế số một thế giới cuối cùng cũng đón đợt tăng lãi suất thứ hai từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau cả năm thấp thỏm dự báo.
Những đợt tăng lãi suất của Mỹ có thể là rắc rối đối với Bắc Kinh vì họ đã và đang nỗ lực ngăn chặn dòng vốn thoái khỏi Trung Quốc giữa cảnh nhân dân tệ giảm giá so với USD. Các lựa chọn đầu tư hấp dẫn hơn ở Mỹ là lực hút vốn mạnh ra khỏi Đại lục. Trung Quốc cũng dùng dự trữ ngoại hối để mua vào nhân dân tệ.
Vẫn có một số ý kiến đi ngược nhận định của ông Sharma. Những nhà quan sát lạc quan cho rằng về cơ bản, nợ của Trung Quốc khác nợ ở những nơi khác. Chính phủ Đại lục có quá nhiều quyền kiểm soát trong nền kinh tế và họ tham gia trực tiếp vào nhiều thị trường, hoạt động kinh doanh. Chính phủ Trung Quốc chứng minh rằng họ có kỹ năng để thoát khỏi các đợt bong bóng trước đây.
Dù vậy, khả năng kiểm soát “núi nợ khủng” của Đại lục suy yếu nếu có quá nhiều tiền chảy khỏi hệ thống, ông Sharma nhận định. Trung Quốc cần rất nhiều tiền để duy trì mức tăng trưởng GDP 6% mà họ đặt ra.
Sharma không phải là nhà kinh tế duy nhất lo lắng về Đại lục. Peter Boockvar, nhà phân tích thị trường tại hãng tư vấn The Lindsey Group cho biết: “Trung Quốc đang tiến đến mức nợ lớn đến 250% GDP so với mức 163% GDP năm 2008”. Chuyên gia Boockvar nói: “Chuyện này vượt tầm kiểm soát vì nó xảy ra cùng lúc với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế đang suy giảm trường kỳ”. Tăng trưởng GDP Trung Quốc liên tục hạ từ năm 2010, thời điểm kinh tế nước này đi lên với tốc độ 10% theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
tin liên quan
Ba hướng ông Donald Trump có thể tác động lên kinh tế Trung QuốcĐã một tuần trôi qua kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Các nước hiện lo lắng về tác động mà chủ nhân mới của Nhà Trắng có thể gây ra trên thế giới.
Bình luận (0)