Theo Bloomberg, Nomura cho hay các thị trường mới nổi có nguy cơ vấp khủng hoảng tài chính lớn hơn các thị trường phát triển, và Hồng Kông là nền kinh tế có nhiều thứ để lo ngại nhất.
Hồng Kông và Trung Quốc là các khu vực duy nhất có nguy cơ nghiêm trọng về một cuộc suy thoái tài chính, hoặc đối mặt sụt giảm mạnh nhu cầu trong nước trong ba năm tới. Các yếu tố cảnh báo dành cho Hồng Kông nổi bật hơn cả thời đỉnh điểm khủng hoàng tài chính châu Á năm 1997 - 1998.
Hai tác giả Rob Subbaraman và Michael Loo thực hiện ghi chú nghiên cứu của Nomura cho hay: “Các kết quả tiếp tục cho thấy các thị trường mới nổi dễ bị tổn thương hơn các thị trường phát triển trước căng thẳng tài chính và tín dụng”. Cùng lúc, họ cũng tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy tình hình của Trung Quốc đang được cải thiện giữa nhiều nỗ lực giảm đòn bẩy.
Nhận một số thông tin từ nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các chuyên gia kinh tế của Nomura kiểm tra độ tin cậy của các chỉ số được sử dụng để đánh giá điều kiện tại 30 nước từ đầu thập niên 1990, và được phân chia đồng đều giữa các nền kinh tế châu Á, thị trường mới nổi và thị trường phát triển.
Các nhà kinh tế nhận thấy rằng có 5 biện pháp là chính xác nhất trong việc dự báo một cuộc khủng hoảng tài chính trong 12 quý kế tiếp. Đó là: tín dụng cá nhân so với GDP, tỷ lệ nợ tư trên nợ dịch vụ, tỷ giá hối đoái hiệu quả thực, giá bất động sản thực và giá cổ phần thực.
Nomura đánh giá 50 tín hiệu đáng tin cậy nhất, và xác định rằng một cuộc khủng hoảng tài chính hay sụt giảm nhu cầu là điển hình đối với các nền kinh tế có ít nhất 30 trong số các tín hiệu trên ở vùng cảnh báo. Hồng Kông đang ở sâu trong vùng nguy hiểm với 52 tín hiệu cảnh báo, trong khi Trung Quốc thì có 33 tín hiệu cảnh báo.
Thái Lan, Colombia và Philippines cũng khá gần với mức 30 tín hiệu cảnh báo, lần lượt đạt 21, 20 và 19 tín hiệu cảnh báo. Nền kinh tế châu Á duy nhất trong 14 nền kinh tế được xem xét không có dấu hiệu cảnh báo nào là Ấn Độ và Hàn Quốc.
Bình luận (0)