Trung Quốc sẽ thành lập trung tâm pháp lý quốc tế về hàng hải được cho là để bảo vệ quyền và chủ quyền trên biển của nước này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường cho hay ngày 13.3.
Trung Quốc sẽ thành lập trung tâm pháp lý quốc tế về hàng hải được cho là để bảo vệ quyền và chủ quyền trên biển của nước này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường cho hay ngày 13.3.
Biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật - Ảnh: Reuters |
Báo cáo trước Quốc hội Trung Quốc, ông Chu Cường cho rằng tòa án khắp Trung Quốc sẽ cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chiến lược quốc gia, đó là phát triển Trung Quốc thành một “cường quốc về hàng hải” và là trung tâm xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hải quốc tế, theo Reuters.
"Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền hàng hải và lợi ích cốt lõi khác của Trung Quốc", ông Chu Cường phát biểu trong cuộc họp thường niên của Quốc hội. “Chúng ta phải cải thiện công tác của tòa án về lĩnh vực hàng hải và xây dựng một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế (ngay tại Trung Quốc)", Chánh án Chu nói tiếp.
Tuy nhiên ông Chu không cho biết thêm chi tiết về trung tâm này, vì vậy không rõ khi nào và ở đâu trung tâm tư pháp này có thể được thành lập và tiếp nhận xử lý những loại tranh chấp hay vụ án gì liên quan đến hàng hải như tranh chấp thương mại trên biển, tai nạn tàu bè hay lãnh thổ.
Trung Quốc đang có tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư không có người ở với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng đòi hỏi chủ quyền vô lý đối với đảo, nhóm đảo ở Biển Đông, nơi có nhiều quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền như Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei.
Tuy nhiên, ông Chu cho biết tòa án các cấp của Trung Quốc hồi năm 2015 đã xử lý hơn 16.000 vụ tranh chấp liên quan đến hàng hải, được xem là nhiều nhất trên thế giới. Ông Chu cũng cho rằng Trung Quốc có số lượng tòa án hàng hải nhiều nhất thế giới, nhưng không thấy ông ta nêu số lượng là bao nhiêu.
Chánh án Chu đương cử một vụ tranh chấp hồi năm 2014 được tòa án Trung Quốc xử lý. Đó là vụ va chạm giữa 1 tàu đánh cá Trung Quốc và 1 tàu chở hàng mang cờ Panama ở vùng biển gần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Vụ việc kết thúc thông qua thương lượng hòa giải mà ông Chu tự cho rằng kết quả của vụ tranh chấp đã cho thấy “thẩm quyền của Trung Quốc” đối với những tranh chấp ở khu vực này.
Bình luận (0)