Trong bài viết trên tạp chí The National Interest (Mỹ), chuyên gia quân sự Mỹ Kyle Mizokami đã phân tích 4 loại vũ khí của Nhật Bản khiến Trung Quốc phải lo sợ.
Chiến đấu cơ F-15J
F-15J là phiên bản của chiến đấu cơ Mỹ F-15 Eagle, nhưng có nhiều điểm khác biệt và do tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản sản xuất.
Chiến đấu cơ infrared F-15J được trang bị tên lửa không đối không hồng ngoại, một loại tên lửa mà Trung Quốc không hề có, theo ông Mizokami.
|
Mặc dù đã phục vụ cho quân đội Nhật Bản hơn 30 năm, nhưng hàng chục chiếc F-15J được nâng cấp hằng năm và có thể đe dọa những chiến đấu cơ thế hệ mới của Trung Quốc.
Nhật Bản sản xuất trên 200 F-15J. Riêng trong năm 2013, lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản điều động các chiếc F-15J tổng cộng 567 lần để chặn các máy bay nước ngoài xâm phạm không phận Nhật Bản.
Tàu ngầm điện diesel lớp Soryu
Tàu ngầm điện diesel lớp Soryu của Nhật Bản là một trong số những tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới.
Được trang bị 4 hệ thống động cơ không khí độc lập AIP (động cơ đẩy không khí độc lập là loại động cơ phi hạt nhân có thể hoạt động mà không phụ thuộc vào không khí bên ngoài), tàu ngầm này có thể ở trong nước lâu hơn so với những tàu ngầm điện diesel khác.
Tàu ngầm điện diesel lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi, có thể mang theo 20 ngư lôi tốc độ cao Type 89 và tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất.
Hiện Nhật Bản có 8 tàu ngầm lớp Soryu và đang đóng thêm nhiều chiếc. Để đối phó với Trung Quốc, vào năm 2010, Tokyo quyết định tăng cường lực lượng tàu ngầm của nước này từ 16 lên 22 chiếc.
Ông Mizokam cho rằng các tàu ngầm của Nhật khiến Trung Quốc phải lo sợ bởi vì Bắc Kinh yếu ớt trong khí tài quân sự chống tàu ngầm và chưa từng có kinh nghiệm chống tàu ngầm trong nhiều thập niên qua. Bên cạnh đó, các thủy thủ tàu ngầm Nhật Bản được huấn luyện bài bản cùng với thủy thủ Mỹ.
Tàu khu trục lớp Atago
Chiếc khu trục hạm này được trang bị 96 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mk-41. Mỗi ống có thể chứa một tên lửa đất đối không SM-2, tên lửa đạn đạo đánh chặn SM-3 hoặc tên lửa chống ngầm ASROC.
|
Tàu này còn được trang bị 8 tên lửa diệt hạm SSM-1B có sức mạnh tương đương với tên lửa Harpoon của Mỹ, cùng 6 quả ngư lôi chống ngầm Type 73.
Mội tàu khu trục lớp Atago có thể chở máy bay trực thăng SH-60 Seahawk nhờ bãi đáp trực thăng trên boong tàu.
Trước những mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc, Nhật Bản đang nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ cho 8 tàu khu trục lớp Atago.
Được trang bị Aegis cùng tên lửa chống máy bay SM-2 Block IIIB, tàu khu trục lớp Atago có đủ khả năng phòng không, bắn hạ máy bay và ngăn chặn tên lửa đạn đạo để bảo vệ vùng trời quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư nếu xảy ra xung đột với Bắc Kinh tại đây.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo
Nhật Bản làm lễ hạ thủy tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH (hay còn gọi lớp Izumo) trị giá 1,56 tỉ USD vào ngày 6.8.2013, trùng vào dịp Nhật Bản kỷ niệm 68 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Tokyo gọi tàu là tàu khu trục.
Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH có chiều dài 248 mét, chiều rộng 38 mét và lượng rẽ nước toàn tải là 27.000 tấn.
|
Theo các chuyên gia quân sự, với kích cỡ và chức năng, tàu 22DDH không khác gì một tàu sân bay hiện đại. Nó không những có thể chở máy bay trực thăng mà các chiến đấu cơ và máy bay ném bom có thể hạ cánh và cất cánh từ tàu này.
Chiếc tàu này được xếp vào loại tàu khu trục của Nhật nặng hơn các tàu sân bay hạng nhẹ của Anh, Tây Ban Nha và Ý. Nó được xem là đối thủ đáng gờm với tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế vào năm ngoái của Trung Quốc.
Phúc Duy
>> Nhật trình làng tàu sân bay trực thăng 'khủng
>> Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương để do thám Mỹ
>> Trung Quốc dùng tàu ngầm mini chống tàu sân bay ‘khủng’ của Nhật
>> Báo Nhật: Có Mỹ hỗ trợ, Nhật sẽ đánh bại Trung Quốc nếu xung đột nổ ra
>> Báo Nhật: Có Mỹ hỗ trợ, Nhật sẽ đánh bại Trung Quốc nếu xung đột nổ ra
Bình luận (0)