Trung Quốc ngừng chia sẻ dữ liệu về siêu máy tính

04/06/2022 07:34 GMT+7

Siêu máy tính Sunway TaihuLight của Trung Quốc rơi xuống vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng Top500 mới nhất khi nước này không sẵn lòng chia sẻ dữ liệu, vì lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ.

South China Morning Post dẫn lời một nhà khoa học Trung Quốc giấu tên tham gia dự án cho biết các cơ quan nghiên cứu siêu máy tính của Trung Quốc đã ngừng gửi dữ liệu cho cơ quan xếp hạng Top500, do mối quan hệ của ngày càng xấu đi với Mỹ. Theo nhà khoa học này, việc cung cấp dữ liệu cho Top500 “tạm dừng vô thời hạn”, bao gồm thông tin về hiệu suất và phát triển siêu máy tính. Top500 là cơ quan xếp hạng của Đức, đã duy trì xếp hạng 500 hệ thống máy tính mạnh nhất trên thế giới kể từ năm 1993.

Trước đây, Trung Quốc từng là nước tham gia tích cực vào bảng xếp hạng, nhưng nước này ngày càng ngại chia sẻ thông tin về siêu máy tính vì “xích mích thương mại’ với Mỹ trong những năm gần đây. Chính quyền Washington đã đưa ít nhất 12 đơn vị Trung Quốc có liên quan đến siêu máy tính vào danh sách đen, bao gồm Sugon và trung tâm siêu máy tính quốc gia National Supercomputing Centre ở thành phố Vô Tích, nhà phát triển siêu máy tính Sunway TaihuLight từng thống trị bảng xếp hạng Top500 năm 2016 và 2017.

Một siêu máy tính của Trung Quốc

reuters

Trong bảng xếp hạng Top500 mới nhất được công bố tuần này, hệ thống siêu máy tính Frontier, đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge của Bộ Năng lượng Mỹ, đứng đầu. Tiếp theo là Fugaku của Nhật Bản và cụm siêu máy tính Lumi mới đặt tại Trung tâm Siêu máy tính châu Âu ở Phần Lan. Sunway TaihuLight của Trung Quốc đứng thứ sáu trong danh sách. Trong khi đó, Tianhe-2A, nhà vô địch từ năm 2013 đến 2015, xếp hạng chín.

Frontier, còn gọi là OLCF-5, có khả năng ghi lại 1 tỉ tỉ thao tác dấu phẩy động mỗi giây và được chính thức công nhận là cỗ máy exascale đầu tiên trên thế giới. Sunway TaihuLight có thể thực hiện 93 triệu tỉ phép tính mỗi giây, gần bằng 1/10 so với khả năng của Frontier. Được biết, Trung Quốc đã hoàn thành các nguyên mẫu của ba siêu máy tính exascale: New Generation Sunway, Tianhe 3 và một của Sugon. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ chia sẻ thông tin hạn chế về ba siêu máy tính này, công khai ít hơn những gì danh sách Top500 yêu cầu. Vì vậy rất khó để phân biệt đâu là khả năng đầy đủ về các siêu máy tính hiện nay của họ.

Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cơ quan giám sát nghiên cứu siêu máy tính, đã không trả lời yêu cầu bình luận. Trong bài đăng hôm 2.6, tờ Global Times (Thời báo Hoàn Cầu) cũng cho rằng việc Trung Quốc miễn cưỡng, không muốn tiết lộ thông tin về siêu máy tính một phần là do rủi ro liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ. “Những công ty Trung Quốc xuất sắc trong danh sách Top500 có thể bị Mỹ đưa vào danh sách đen và phải đối mặt với biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn”, bài báo viết.

Bất chấp khó khăn, Trung Quốc đang tiến bộ trong việc phát triển các hệ thống máy tính thế hệ tiếp theo. Một nhóm 14 nhà khoa học Trung Quốc đã được trao giải thưởng Gordon Bell Prize cho máy tính hiệu suất cao vào tháng 11.2021, với thành tựu thu hẹp khoảng cách về “quyền tối cao lượng tử”.

Siêu máy tính ngoại cỡ New Generation Sunway cũng hoàn thành một nhiệm vụ tính toán đầy thử thách gần như nhanh chóng như máy tính lượng tử Sycamore của Google, ra mắt vào năm 2019. Mặc dù không còn đứng đầu Top500, Trung Quốc vẫn có nhiều siêu máy tính nhất trong danh sách với 173 hệ thống. Trong khi đó, Mỹ có 126 hệ thống trong danh sách mới nhất, giảm so với con số 150 vào tháng 11.2021.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.