Theo Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho hay hành lang kinh tế được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích cho toàn bộ khu vực, đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây là một phần trong dự án "Vành đai, Con đường" lớn hơn mà Bắc Kinh đang lên kế hoạch, nhằm xây dựng “con đường tơ lụa mới” kết nối Trung Quốc và Đông Nam Á, Đông Á trên đất liền, cùng Trung Quốc và Trung Đông, châu Âu trên biển.
tin liên quan
Pakistan xem xét bỏ USD, dùng nhân dân tệ khi giao thương với Trung QuốcQuan hệ giữa Afghanistan và Pakistan căng thẳng kể từ khi Pakistan giành độc lập vào năm 1947. Trung Quốc đã và đang cố gắng thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa hai bên. Những năm gần đây, nhiệm vụ này ngày càng phức tạp hơn khi Afghanistan cáo buộc nước láng giềng hậu thuẫn nhóm nổi dậy Taliban chống chính phủ do Mỹ hỗ trợ ở Kabul, nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của Ấn Độ trong Afghanistan. Pakistan bác bỏ cáo buộc này.
Theo ông Vương, hai nước Pakistan và Afghanistan đều đồng ý thay đổi mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” của họ, gia nhập sáng kiến con đường tơ lụa mới vì đây là điều cần thiết để cải thiện cuộc sống của người dân.
“Việc triển khai thành công dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) sẽ là mô hình nhằm tăng cường khả năng kết nối và hợp tác thông qua các dự án tương tự với những nước láng giềng, trong đó có Afghanistan, Iran với vùng Trung và Tây Á”, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Khawaja Asif cho hay.
Bắc Kinh đang nỗ lực đem Kabul và Islamabad xích lại gần nhau, một phần vì mối quan ngại gia tăng về tiềm năng phát triển lực lượng vũ trang Hồi giáo từ Pakistan và Afghanistan lan tới Tân Cương, nơi đang chìm trong xung đột ly khai.
Bình luận (0)