Trung Quốc phản đối Phật sống 'giả' ở Tây Tạng

07/12/2015 15:44 GMT+7

Trung Quốc phản đối Phật sống "giả", nói rằng những người này dùng tiền quyên góp của người dân để ủng hộ phong trào đòi độc lập cho Tây Tạng, yêu cầu có hành động ngăn chặn và tuyên bố sẽ có Phật sống "thật".

Trung Quốc phản đối Phật sống "giả", nói rằng những người này dùng tiền quyên góp của người dân để ủng hộ phong trào đòi độc lập cho Tây Tạng, yêu cầu có hành động ngăn chặn và tuyên bố sẽ có Phật sống "thật".

Theo Phật giáo Mật tông Tây Tạng, sau khi mất đi, linh hồn của các cao tăng sẽ được hóa thân tái sinh vào cơ thể của một đứa trẻ - Ảnh minh họa: ReutersTheo Phật giáo Mật tông Tây Tạng, sau khi mất đi, linh hồn của các cao tăng sẽ được hóa thân tái sinh vào cơ thể của một đứa trẻ - Ảnh minh họa: Reuters
“Chính quyền Tây Tạng cần phối hợp với giới chức Trung Quốc ở các vùng phía đông và miền trung để ngăn chặn hiện tượng Phật sống giả", Chủ tịch Ủy ban tôn giáo và dân tộc của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, ông Chu Duy Quần phát biểu trên truyền hình, Reuters ngày 6.12 dẫn lại.
“Phật sống giả mạo lừa gạt tiền của tín đồ phật tử ở miền đông và miền trung Trung Quốc và lừa tình phụ nữ để quan hệ xác thịt với họ”, ông Chu nói. Theo ông Chu, những Phạt sống "giả" này quay về Tây Tạng và tham gia các hoạt động bất hợp pháp ở vùng đất đang bị Trung Quốc kiểm soát gắt gao này. Dù vậy, quan chức Trung Quốc không đề cập trường hợp giả mạo cụ thể nào.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người đang sống lưu vong ở nước ngoài, là thủ lĩnh tinh thần đối với người Tây Tạng và hiện thân của đức Phật, theo Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Tuy nhiên Bắc Kinh không công nhận bất kỳ hóa thân tái sinh nào do Đạt Lai Lạt Ma lựa chọn hay hóa thân tái sinh không được Trung Quốc đồng ý.
Vừa qua, truyền hình nhà nước Trung Quốc nhắc đến một Phật sống tự phong Baima Aose ở Hồng Kông. Baima Aose đã gây nên làn sóng giận dữ khi thụ phong cho nam diễn viên Trung Quốc Trương Thiết Lâm là Phật sống mà không qua quá trình tìm kiếm truyền thống hóa thân tái sinh của đức Phật. Một tu viện Tây Tạng gọi Baima Aose là Phật sống giả. Tuy nhiên ông Chu cũng không bình luận gì về sự việc này.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso - Ảnh: AFP
Trung Quốc tuyên bố đưa ra danh sách Phật sống
Trung Quốc không công nhận bất kỳ những hóa thân tái sinh nào không được Bắc Kinh lựa chọn. Chính phủ Trung Quốc có một danh sách các Phật sống, những người có thể trở thành thủ lĩnh tinh thần của Tây Tạng, và sẽ sớm công bố danh sách này với công chúng, tờ China Youth Daily dẫn phát biểu của ông Chu hôm 6.12.
Ông Chu nói rằng việc lựa chọn đức Phật hóa thân tái sinh tiếp theo của người Tây Tạng thuộc "chủ quyền" của Trung Quốc, theo Hoàn Cầu Thời báo. “Chính phủ trung ương sẽ không bao giờ từ bỏ quyền quyết định vấn đề Đạt Lai Lạt Ma”, ông Zhu tuyên bố.
Theo Phật giáo Mật tông Tây Tạng, sau khi mất đi, linh hồn của các cao tăng sẽ được hóa thân tái sinh vào cơ thể của một đứa trẻ, người này khi lớn lên sẽ trở thành Phật sống và là thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng.
Đạt Lai Lạt Ma được lựa chọn trở thành lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng theo nghi thức tôn giáo truyền thống này và là đức Phật hóa thân tái sinh thứ 14 của Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma bị chính quyền Trung Quốc cáo buộc là "phần tử phản động", kích động người dân bạo động, đòi ly khai cho vùng đất Tây Tạng.
Đạt Lai Lạt Ma phủ nhận cáo buộc của Bắc Kinh, nói rằng ông chỉ đòi quyền tự trị cho Tây Tạng và tuyên bố sẽ không hóa thân tái sinh nhằm chấm dứt sự can thiệp chính trị của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố rằng truyền thống tôn giáo của người Tây Tạng vẫn phải được duy trì và “tuân thủ các nghi lễ tôn giáo, định chế lịch sử và quy định của nhà nước”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.