|
Theo New York Times, không chỉ J-31, Trung Quốc còn giới thiệu nhiều loại máy bay do nước này sản xuất, từ thương mại như máy bay chở khách C919 (cạnh tranh với Boeing và Airbus) đến quân sự như J-31, máy bay không người lái, trực thăng, máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20 (bản sao giữa máy bay IL-6 của Liên Xô và C-17 của Mỹ, theo nhiều chuyên gia)…
Triển lãm hàng không này cũng là cách thức Trung Quốc muốn giới thiệu sản phẩm và tìm khách hàng cho các loại vũ khí hiện đại muốn xuất khẩu, và máy bay J-31 được kỳ vọng sẽ có bạn hàng để cạnh tranh với dòng tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ đang được bán cho một số nước đồng minh (trừ loại F-22 là không xuất khẩu).
Hình ảnh chiếc J-31 cất cánh bay ngày 10.11 tại Chu Hải, Quảng Đông (Trung Quốc) - Ảnh: THX/Rex |
Việc ra mắt J-31 tại triển lãm này là dịp để Trung Quốc chứng tỏ không chỉ có Mỹ mới chế tạo được máy bay tàng hình và xuất khẩu thành công (chiếc F-35) mà nay Trung Quốc cũng có khả năng này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự thắc mắc rằng khi nào loại máy bay tàng hình J-31 mới có thể đi vào hoạt động, động cơ của nó là do Trung Quốc tự chế tạo hay phải nhập từ Nga, khả năng của nó so với F-35 (dù báo chí Trung Quốc không tiếc lời khen là nó còn hơn cả máy bay tàng hình thế hệ 5 của Mỹ là F-22), và liệu giá bán có rẻ hơn F-35...
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng có thể chiếc tiêm kích J-20 do tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô chế tạo có thể giành được các đơn hàng xuất khẩu hơn là chiếc J-31 (của tập đoàn hàng không Thẩm Dương).
Hình ảnh chiếc J-31 cất cánh bay ngày 10.11 tại Chu Hải, Quảng Đông (Trung Quốc) - Ảnh: THX/Rex |
Giáo sư Robert M. Farley (trường ngoại giao và ngoại thương thuộc Đại học Kentucky, Mỹ) cho rằng sự tụt hậu trong thiết kế động cơ máy bay đã cản trở tham vọng về hàng không – không gian của Trung Quốc. Chiếc máy bay vận tải quân sự Y-20 vừa được giới thiệu của tập đoàn Tây An có động cơ do hãng Aviadvigatel của Nga cung cấp, kém hiệu quả so với các máy bay vận tải quân sự của phương Tây với các hãng chế tạo động cơ lừng danh như General Electric, Pratt & Whitney or Rolls-Royce.
Đó là chưa kể khả năng tàng hình (tức tránh bị radar bắt được) của máy bay Nga và Trung Quốc chưa thể bằng phương Tây, ít ra trong 5 – 10 năm tới, theo giáo sư Farley. Ông cũng cho rằng giá bán của chiếc J-31 khoảng 75 - 100 triệu USD, và chưa tính chi phí đầu tư phát triển mà chính phủ đổ vào cho chiếc máy bay này (khoảng 45%).
Khách hàng của J-31, nếu có, ắt hẳn là Pakistan, một số nước ở Mỹ Latinh và thậm chí ở vùng Vịnh như Iran… Dĩ nhiên Trung Quốc phải tính đến sự cạnh tranh của Nga với dòng tiêm kích Sukhoi và cả chiếc tiêm kích tàng hình đang hợp tác với Ấn Độ T-50, khi đó giá bán sẽ là vũ khí quan trọng hơn cả.
|
|
|
|
Thanh Niên Online
>> Không quân Indonesia chặn máy bay dân sự Singapore
>> Xác chết không quần áo trên sông
>> Lữ đoàn không quân 954 đón nhận thủy phi cơ DHC-6
Bình luận (0)