>> Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều nằm tại Việt Nam
>> Tập đoàn dầu khí nước ngoài không 'ngán' giàn khoan Hải Dương - 981
|
Trang tin tức về dầu mỏ châu Á Asian Oil & Gas (AOG), có trụ sở tại Mỹ, vào hôm 13.8 đưa tin cho biết CNOOC đã bỏ ra khoảng 440 triệu USD để đóng Hải Dương 118.
Được đóng bởi nhà máy đóng tàu Đại Liên, con tàu nói trên sẽ được dùng cho một lô dầu ở cửa khẩu sông Châu Giang, phía đông biển Đông, theo AOG.
Tàu kho nổi Hải Dương 118 có chiều dài 266,64 m và cao 50,5 m, tương đương tòa nhà 17 tầng. Tàu có độ choáng nước lên đến khoảng 35.000 tấn và có khả năng xử lý 56.000 thùng dầu/ngày.
Tàu kho nổi kiểu FPSO là dạng tàu hoạt động xa bờ khổng lồ tích hợp các khâu xử lý, lưu trữ và vận chuyển dầu, AOG cho hay.
Sau khi Hải Dương 118 xuất xưởng, CNOOC sẽ có tổng cộng một hạm đội hùng hậu 17 tàu kho nổi “khủng” kiểu FPSO.
Tập đoàn Trung Quốc sẽ chủ yếu triển khai các “nhà máy lọc dầu trên biển” này ở vùng biển có độ sâu từ 10 m đến 330 m tại biển Đông và biển Bột Hải, theo AOG.
Hoàng Uy
>> Vietnam Airlines giảm doanh thu gần 700 tỉ đồng vì giàn khoan Hải Dương-981
>> The Diplomat: Giàn khoan Hải Dương-981 có thể bị bão thổi tung
>> Dịch chuyển giàn khoan chưa phải là bước đi cuối cùng của Trung Quốc
>> Giàn khoan Hải Dương-981 đã dịch chuyển khỏi vùng biển của Việt Nam
Bình luận (0)