Về vấn đề này, tác giả Elizabeth Economy, Giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Á thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế, một tổ chức nghiên cứu độc lập về ngoại giao có trụ sở tại Mỹ, vừa có bài phân tích đăng trên tạp chí uy tín Foreign Policy.
Cũ, mới pha trộn
Bà viết: “Nếu chú ý tới những tít bài nóng bỏng nhất trên báo chí thế giới, chúng ta có thể nhận thấy chưa hình thành nhận thức rõ ràng về chuyện Trung Quốc sẽ trở thành loại siêu cường nào trong những thập kỷ tới. Nhưng một trong những lý do thế giới mơ hồ về hướng đi của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là bởi vì ngay cả người Trung Quốc cũng không thực sự đồng nhất về vấn đề này”.
Trong suốt thập kỷ đầu tiên của thời kỳ đổi mới, Trung Quốc dưới bàn tay lèo lái của ông Đặng Tiểu Bình âm thầm và dần dần tìm cách gia nhập các tổ chức và định chế quốc tế. Những cố vấn chính sách cao cấp như ông Ngô Kính Liên, người sau này có biệt danh là “Ngài thị trường”, công khai ủng hộ đổi mới thị trường và hội nhập với kinh tế thế giới.
Nhưng cũng trong thời điểm này, ông Đặng Tiểu Bình vẫn duy trì những chiến lược trước đó của Trung Quốc, ví dụ chương trình “Bốn hiện đại hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học và công nghệ) với mục tiêu biến Trung Quốc trở thành một “cường quốc tự thân” (trở thành cường quốc dựa vào nội lực là chính) trong thế kỷ 21.
|
Trong khi đó, nhà chiến lược quân sự, Đô đốc Lưu Hòa Thành, người đứng đầu Hải quân Trung Quốc trong những năm 1980, đã vẽ ra viễn cảnh về một lực lượng trên biển có thể đối trọng với Mỹ vào giữa thế kỷ 21.
Kết quả sự pha trộn cũ - mới của ông Đặng chính là một nước Trung Quốc mà chúng ta chứng kiến hôm nay - dù là một nước lớn nhưng vẫn tồn tại không ít vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội. Trong một thời gian dài, ngành ngoại giao Trung Quốc bám chặt vào chỉ đạo của ông Đặng: “Xấu khoe, tốt che”, ẩn mình chờ thời.
Tuy vậy, sự đồng thuận quan điểm trong thời Đặng Tiểu Bình bắt đầu lung lay trong 10 năm đổ lại đây. Khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và sự hiện diện của nước này ngày càng gia tăng ở Đông Nam Á, châu Mỹ Latin, châu Phi, châm ngôn của họ Đặng đã trở nên không ăn nhập với thực tiễn.
Tại thời điểm hiện nay, đang có những cuộc tranh luận nảy lửa trong giới trí thức Trung Quốc về vai trò của nước này đối với thế giới, dù chính quyền Bắc Kinh không đưa ra quan điểm cụ thể. Một số tỏ ra chắc chắn rằng trong thời gian không xa, Trung Quốc thực sự coi mình là một siêu cường. |
Đưa ra ý niệm về “sự trỗi dậy hòa bình” vào năm 2003 và phổ thông hóa ý niệm ấy năm 2005 bằng một bài báo trên tạp chí Foreign Affairs chuyên về các vấn đề quốc tế, ông Trịnh lập luận rằng không giống các cường quốc trước đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không dựa trên việc bóc lột người khác và rằng sự phát triển của nước này sẽ đem lại lợi ích cho dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.
Và các lãnh đạo cao cấp khác của Trung Quốc đều lần lượt đăng đàn ủng hộ ý kiến kể trên. Tuy nhiên, một số học giả nước này lo ngại rằng, từ “trỗi dậy” có vẻ quá “gây hấn” đối với người nước ngoài. Số khác thì tỏ ra không thích từ “hòa bình”.
Những người này lập luận rằng viết vậy là tự “buộc dây vào chân mình”, sẽ khó “gây hấn” khi cần thiết, ví dụ trong trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập. Giáo sư Diêm Học Thông, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa đã nói lúc đó: “Mọi chiến lược hòa bình có thể kìm cản sự trỗi dậy của Trung Quốc cần phải bị loại trừ”.
Thách thức nội tại
Tại thời điểm hiện nay, đang có những cuộc tranh luận nảy lửa trong giới trí thức Trung Quốc về vai trò của nước này đối với thế giới, dù chính quyền Bắc Kinh không đưa ra quan điểm cụ thể. Một số tỏ ra chắc chắn rằng trong thời gian không xa, Trung Quốc thực sự coi mình là một siêu cường.
|
Ví dụ, tại thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lên đến đỉnh điểm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên nói, đã chín muồi thời điểm thế giới chấm dứt việc dự trữ ngoại tệ bằng dollar Mỹ.
Những học giả về quan hệ quốc tế như Thẩm Đinh Lập của Đại học Tổng hợp Phục Đán công khai ủng hộ khả năng Trung Quốc thiết lập các căn cứ quân sự để bảo vệ lợi ích bên ngoài lãnh thổ của nước này.
Nhưng những quan chức và học giả khác lại cho đây là ý tưởng nguy hiểm và liều lĩnh. “Tôi không nghĩ Trung Quốc nên trở thành một nước Mỹ thứ hai trong các vấn đề chính trị của thế giới, và ngay cả khi muốn cũng không thể”, học giả Vương Tập Tư nói.
Một số học giả Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ gánh vác thêm những nhiệm vụ quốc tế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói hồi tháng 4 năm nay, rằng Trung Quốc sẽ tăng cường đóng góp vào nỗ lực quốc tế trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giảm nợ nần, bởi “đó là khát vọng của cộng đồng quốc tế và cả của người dân Trung Quốc”.
Nhưng có lẽ thách thức sâu sắc nhất, như nhiều học giả Trung Quốc đề cập, không phải đến từ bên ngoài, mà là sự thay đổi trong văn hóa chính trị từ bên trong đất nước vùng Hoa Hạ. “Ba thập kỷ đổi mới đã dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng của cải xã hội và khiến nhiều người Trung Quốc trở nên ngạo mạn”, Diệp Hải Lâm, một học giả đã có phân tích về tính “đa cảm, dễ xúc động, phản ứng” của người Trung Quốc hiện tại. “Người Trung Quốc không còn khoan dung với những lời chỉ trích mình nữa”.
Hình hài của Trung Quốc trong vài thập kỷ tới vẫn là điều chưa ai rõ. Nhưng có lẽ điểm quan trọng nhất là cuộc tranh cãi về điều đó vẫn đang diễn ra - không chỉ đằng sau cánh cửa Trung Nam Hải, mà còn trong từng người dân Trung Quốc và cộng đồng thế giới.
Theo Xuân Thủy
Tiền Phong Xuân 2011
Bình luận (0)