Nói vậy không đến mức quá lời vì chắc chắn cục diện chính trường khi đó sẽ khác biệt cơ bản so với trước. Cả hai đảng phái lớn từ trước đến nay thay phiên nhau cầm quyền hoặc đứng đầu liên minh cầm quyền là đảng Quốc đại và đảng BJP đều sẽ trong tình trạng vừa thắng vừa thua. Họ vẫn là những đảng phái lớn nhất trong quốc hội nhưng khoảng cách chênh lệch với các đảng khác đều giảm. Cương lĩnh tranh cử của hai đảng đều có những nội dung thái quá khiến cử tri bị phân hóa đến mức tác dụng và phản tác dụng gần như ngang nhau.
Lần đầu tiên, các đảng mới thành lập dựa trên nền tảng là sự bất bình của người dân về quan điểm chính sách của các đảng lớn đã trở thành những tác nhân mới, làm thay đổi cục diện và sẽ cùng quyết định việc thành lập chính phủ mới sau tổng tuyển cử. Như đảng AAP với tôn chỉ chống tham nhũng hay liên minh Mặt trận thứ 3 của 11 đảng đang theo đuổi mục tiêu ngăn cản cả đảng Quốc đại lẫn BJP cầm quyền.
Cục diện chính trường như thế sẽ làm cho việc thành lập chính phủ mới rất khó khăn và chính phủ mới khó ổn định. Nó thật bất lợi cho nước này trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết về kinh tế, xã hội và an ninh đang phải đối mặt.
La Phù
>> Ấn Độ sắp tiến hành cuộc bầu cử lớn nhất thế giới
>> Ấn Độ sẽ đưa người lên vũ trụ
Bình luận (0)