Trường đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học ý nghĩa về Adam Smith

20/12/2023 10:00 GMT+7

Ngày 16.12.2023, Trường đại học Văn Lang tổ chức hội thảo "Những tư tưởng vượt thời gian của 'Cha đẻ của Kinh tế học', một trong những sự kiện khoa học đầu tiên và quy mô nhất về nhà kinh tế chính trị học - triết gia vĩ đại Adam Smith tại Việt Nam.

Trường đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học ý nghĩa về Adam Smith - Ảnh 1.

Trường đại học Văn Lang là một trong số ít các trường đại học trên thế giới tổ chức Hội thảo kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Adam Smith trong tháng 12.2023. Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả, nhà kinh tế, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đại diện của một số cơ quan nhà nước.

Hội thảo "Những tư tưởng vượt thời gian của ‘Cha đẻ kinh tế học’" đã khơi mở và thảo luận những kiến thức chuyên sâu về các nguyên lý mà Adam Smith - nhà kinh tế học đặt nền móng cho lý thuyết kinh tế cổ điển đã xác lập, tạo ra ảnh hưởng sâu sắc trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các đổi mới trong lĩnh vực cải cách kinh tế trên toàn thế giới.

Trường đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học ý nghĩa về Adam Smith - Ảnh 2.

Kết nối trực tuyến 2 phiên hội thảo, PGS Nguyễn Đức Thành - Nhà sáng lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS), Hà Nội nhận định Hội thảo "Những tư tưởng vượt thời gian của 'Cha đẻ của Kinh tế học’" do Trường đại học Văn Lang tổ chức là sự kiện bước ngoặt sau 100 năm nhân loại tiếp nhận Adam Smith, các nhà kinh tế học nên tiếp tục phát huy tinh thần để lan tỏa kiến thức về kinh tế đến sinh viên trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

GS Trần Lê Anh - Giáo sư về kinh tế và quản trị, Đại học Lasell chia sẻ sự phù hợp của tư tưởng Adam Smith trong thời đại ngày nay

GS Trần Lê Anh - Giáo sư về kinh tế và quản trị, Đại học Lasell chia sẻ sự phù hợp của tư tưởng Adam Smith trong thời đại ngày nay

Đồng tình với quan điểm đó, GS Trần Lê Anh - Giáo sư về kinh tế và quản trị, Đại học Lasell chia sẻ: Hội thảo là sự kiện vô cùng ý nghĩa giúp cộng đồng học thuật trao đổi kiến thức. Theo ông, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của bất kỳ đại học nào là trang bị cho sinh viên cái nhìn đa chiều và sát thực tế. Thông qua Hội thảo Adam Smith, Trường đại học Văn Lang đã mở ra một diễn đàn góp phần khơi lên tinh thần tiếp cận tri thức thuận theo sứ mệnh đó, góp phần giúp công chúng hiểu sâu tư tưởng tự do kinh tế mà Adam Smith khai sáng.

Hội thảo đưa người tham dự tiếp cận 9 tham luận giá trị về hệ tư tưởng của Adam Smith và sự phù hợp của các ý tưởng của ông trong thời đại mới. Trong phiên buổi sáng, với chủ đề "Tư tưởng và Di sản của Adam Smith: ba thế kỷ nhìn lại", được dẫn dắt bởi GS Nguyễn Minh Thọ (Đại học nghiên cứu KU Leuven, Bỉ), các diễn giả đã chia sẻ các khía cạnh khác nhau của tư tưởng Adam Smith và ảnh hưởng to lớn ông với nhân loại. Tại phiên buổi chiều, các chuyên gia kinh tế tiếp tục luận bàn về hàm ý của di sản Adam Smith đối với quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam.

Trường đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học ý nghĩa về Adam Smith - Ảnh 4.

Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Việt Nam đang trong giai đoạn cải cách nhiều mặt, trong đó ông cho rằng chúng ta cần hoàn thiện về đất đai, lao động, vốn, hoàn thiện thêm hành lang pháp lý. Đồng thời, theo chuyên gia, việc thúc đẩy thể chế, hỗ trợ về đổi mới sáng tạo cũng là yếu tố cần thiết.

GS Trần Văn Thọ - Đại học Waseda (Tokyo), nguyên thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng (giai đoạn 2016 - 2021), chia sẻ góc nhìn về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam qua tư tưởng của nhà kinh tế học Adam Smith

GS Trần Văn Thọ - Đại học Waseda (Tokyo), nguyên thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng (giai đoạn 2016 - 2021), chia sẻ góc nhìn về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam qua tư tưởng của nhà kinh tế học Adam Smith

Bàn về mối quan hệ tương quan giữa tư tưởng Adam Smith với nền kinh tế thị trường và phát triển ở Việt Nam, GS Trần Văn Thọ - giáo sư danh dự của Đại học Waseda (Tokyo), nguyên thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế Chính phủ đề xuất một số giải pháp tăng chất lượng kinh tế thị trường tại Việt Nam như cải cách thị trường đất đai theo hướng thừa nhận quyền sở hữu tư nhân, cải cách thị trường vốn, quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm tính phi đối xứng về thông tin, nâng cao đạo đức xã hội và đảm bảo vai trò của nhà nước.

Sự kiện gắn kết gần 500 học giả, diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế học trong và ngoài nước: GS Edmund Malesky (Giáo sư về Kinh tế Chính trị học, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế, Đại học Duke), GS Trần Lê Anh (Giáo sư về kinh tế và quản trị, Đại học Lasell), GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda (Tokyo), nguyên thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng), PGS Vũ Minh Khương (Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng), PGS-TS Trần Đình Thiên - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Kinh tế của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam), TS. Nguyễn Xuân Xanh, PGS Nguyễn Đức Thành, TS Võ Trí Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia), TS. Lê Đăng Doanh (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), Nhà báo Hoàng Hải Vân (nguyên Tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh niên), TS Nguyễn Tú Anh (Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương),... Đây là cơ hội đặc biệt cho sinh viên gặp gỡ, lắng nghe các chuyên gia đầu ngành nói về những bài học, tư tưởng vượt thời gian của Adam Smith, đóng góp cho sự hoàn thiện các chính sách phát triển của Việt Nam trong thời đại mới.

Đúc kết toàn hội thảo, PGS Vũ Minh Khương - Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore cho biết, ông đánh giá cao 3 kho báu từ hội thảo đã mang lại: Thứ nhất, những tư tưởng vĩ đại những bài học gây ảnh hưởng thế giới của Adam Smith để lại cho nhân loại; thứ hai, sự cấp thiết về công nghệ và ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và thứ ba là yếu tố đào tạo con người, thế hệ của tương lai Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.