|
* Thưa bà, 2014 được dự báo là năm có sự đột phá lớn về nhân lực ở khối ngành kinh tế, du lịch, KHXH, kỹ thuật, công nghệ… ĐH Đông Á đã có chiến lược đào tạo như thế nào để chuẩn bị nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp?
- Đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp (DN) luôn là đòi hỏi bức bách, nhưng không phải nói là làm được ngay. Nhiều năm qua dành thời gian tham gia cùng các hội DN, tôi hiểu cộng đồng DN đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực, ở từng vị trí công việc. Đơn cử như công tác quản trị tài chính (QTTC) tại DN. Hiện nay QTTC ở mỗi DN là vô cùng cần thiết, điển hình trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, DN nào trụ được đều có công tác QTTC tốt.
Thực tế, chuyên viên kế toán thiên về tư duy cụ thể, làm theo kế hoạch còn chuyên viên tài chính lại có tư duy mở, hoạch định tương lai tài chính cho DN. Trong khi đó, các DN luôn cần cả hai, nhất là một người làm kế toán nhưng am hiểu về tài chính và ngược lại. Vì vậy mà từ năm 2012, chương trình đào tạo (CTĐT) kế toán DN của ĐH Đông Á được cải tiến thành hai module là kế toán DN và QTTC. Người học kế toán được học và thực hành tại trường đến hết học kỳ 5, sang học kỳ 6 thì học việc tại DN để đến cuối năm thứ 3 thì nghề kế toán đã thành thạo, và năm thứ 4 sẽ học về QTTC DN. Như vậy người học kế toán sẽ vừa giải quyết công tác quyết toán thuế với nhà nước và chính họ vừa hướng đến QTTC cho DN trong tương lai. Với cách làm này, tất cả các CTĐT ở các ngành khác của ĐH Đông Á được cải tiến tương tự theo hướng đáp ứng nhu cầu DN.
* Thưa bà, trên thực tế có nhiều SV ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu DN. Bà suy nghĩ gì về “độ vênh” giữa mong muốn của nhà trường, DN và thực tế đáp ứng của SV?
- Tôi hiểu điều này, trên thực tế, mức độ đồng đều của SV là không giống nhau, và còn nhiều yếu tố bị ảnh hưởng mà các nhà trường chưa thể đáp ứng. Nhưng một khi nhà trường có mục tiêu cho SV phù hợp với nhu cầu DN, SV được định hướng tốt sẽ thích nghi nhanh hơn, cũng như với CTĐT ngành Kế toán mà chúng tôi cải tiến theo nhu cầu DN ở trên, sau 3 đến 5 năm, SV ra trường sẽ đóng góp được cả hai công tác vừa Kế toán vừa QTTC cho DN.
* Năm 2014, Bộ GD-ĐT bắt đầu cải cách thi cử để đến năm 2017 sẽ gộp hai kỳ thi làm một. Bà có thể chia sẻ thêm phương thức tuyển sinh riêng dựa trên kết quả học bạ THPT tại ĐH Đông Á?
- Theo phương thức mới này, bậc đại học xét tuyển dựa trên tiêu chí điểm trung bình chung của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12) đạt >= 6 điểm và một trong 4 môn điều kiện đạt >=6 điểm; bậc cao đẳng >= 5,5 điểm cùng với hạnh kiểm xếp từ loại khá trở lên (theo hướng tăng dần).
Đặc biệt hơn, ĐH Đông Á ưu tiên cộng điểm vào điểm tiêu chí 1 (hệ đại học) đối với thí sinh có thành tích và năng lực cá nhân đặc biệt trong các lĩnh vực văn nghệ, TDTT, thẩm mỹ, NCKH, từ thiện xã hội... Những học sinh có năng lực đặc biệt này, khi vào trường sẽ được xếp theo lớp để bổ sung, nâng cao, phát huy tối đa năng lực cá nhân cho các em.
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, nhà trường ổn định mức học phí chỉ từ 4.480.000 đồng/học kỳ trong suốt khóa học. Đồng thời, sẽ dành 1 triệu đồng học bổng cho các thí sinh miền Trung.
* Xin cảm ơn bà!
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)