Từ một trường dân lập, chuyển mình trở thành trường tư thục, đến nay, Trường ĐH Văn Lang là một trong những đơn vị giáo dục được đông đảo người học trên cả nước lựa chọn. Trong những năm vừa qua, Văn Lang nổi lên là một đại học (ĐH) nỗ lực, vượt qua giới hạn của ĐH truyền thống, có những thành tựu đột phá trong giáo dục và đổi mới sáng tạo.
Trường ĐH Văn Lang ra đời từ năm 1995 trong công cuộc xã hội hóa giáo dục. Trong 5 năm gần đây, cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất, Trường ĐH Văn Lang cập nhật những xu thế mới trong giáo dục và đặc biệt đã tiên phong đổi mới trên nhiều khía cạnh, linh hoạt đáp ứng sự chuyển đổi của thời đại.
Sau đại dịch Covid-19, nhận thấy tầm quan trọng của các lĩnh vực y dược - sinh học - môi trường, Trường ĐH Văn Lang đã tiên phong mở 5 ngành mũi nhọn về công nghệ hiện đại, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam: Công nghệ sinh học Y dược, Quản trị Công nghệ sinh học; Quản trị Môi trường doanh nghiệp; Thiết kế Xanh, Nông nghiệp Công nghệ cao... Các ngành học đã tuyển sinh khóa đầu trong năm 2020.
|
Về chương trình đào tạo, tháng 9 vừa qua, Trường ĐH Văn Lang ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Công nghệ Châu Á (AIT) gồm 12 chương trình Unified, trong đó người học sẽ trải qua chương trình ĐH 3,5 năm tại Việt Nam, 1,5 năm tại Thái Lan, sau khi tốt nghiệp được nhận bằng ĐH Việt Nam và bằng Thạc sĩ danh tiếng của AIT quốc tế. Được biết, Văn Lang là ĐH đầu tiên của Việt Nam đã ký hợp tác đào tạo toàn diện với Viện Công nghệ Châu Á.
|
Tiếp đó, trong tháng 10, Trường ĐH Văn Lang ra mắt Trung tâm đào tạo ủy quyền của AutoDesk tại Cơ sở 3 của trường, với kỳ vọng sinh viên, giảng viên được đào tạo kỹ năng số, làm quen với nhiều loại phần mềm công nghệ hiện đại, giúp sinh viên nâng cao trình độ nghề nghiệp và cơ hội việc làm.
Tuy vậy, một trong những mục tiêu ấn tượng nhất mà trường ĐH này công bố là thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo Văn Lang, góp phần thực hiện những mục tiêu quốc gia về sáng tạo - khởi nghiệp. Đây dự kiến sẽ là nơi hội tụ, kết nối trường ĐH với doanh nghiệp và những nhân tài về công nghệ trẻ, nghiên cứu ứng dụng trên nền tảng công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo, Big Data, Blockchain. Được biết, Công ty Trường Hải, Ngân hàng Quân Đội và các chuyên gia công nghệ người Việt tại Silicon Valley đã đồng hành cùng Trường ĐH Văn Lang trong dự án này.
|
Đi đôi với chiến lược phát triển công nghệ, năm 2020, Trường ĐH Văn Lang đồng thời công bố nâng cao năng lực ngoại ngữ cho tất cả sinh viên khóa mới. Trường này đã đầu tư xây dựng Viện Ngôn ngữ Văn Lang để cải tiến toàn bộ giáo trình tiếng Anh, hiện đang áp dụng cho sinh viên Khóa 26. Trường ĐH Văn Lang cũng là trường ngoài công lập đầu tiên được Bộ GD-ĐT cấp phép tổ chức thi năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 dùng cho Việt Nam.
Lý giải cho các hoạt động mang tính đột phá, TS Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Văn Lang nhiều lần đề cập đến sứ mạng cốt lõi của trường ĐH là phải tạo ra sự thay đổi tích cực cho xã hội. Vì thế, là một trường ĐH tư thục trẻ nhưng Văn Lang phải nỗ lực và linh hoạt đón đầu xu thế. Trong triết lý giáo dục, sứ mạng và tầm nhìn công bố cho giai đoạn phát triển mới, đơn vị giáo dục này khẳng định không ngừng tiên phong xây dựng và kiến tạo nhiều giá trị mới, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những trường ĐH trẻ được ngưỡng mộ nhất châu Á vào năm 2030.
|
Cách làm đột phá của Trường ĐH Văn Lang hiện nhận được sự kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy giáo dục ĐH nói chung và ĐH tư thục nói riêng phát triển trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Bình luận (0)