Trong những năm qua, được sự tạo điều kiện của Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng, nhiều phóng viên của Báo Thanh Niên trên khắp mọi miền đất nước đã có được nhiều chuyến công tác ra Trường Sa để ghi nhận hình ảnh đất đảo, cuộc sống của quân và dân ở vùng đất thiêng của Tổ quốc trên biển Đông.
Những hình ảnh bình dị nhưng đã phản ánh được nỗ lực lớn lao, sự hy sinh cao cả của những người dân đất đảo, những người lính hải quân miệt mài canh giữ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Thanh Niên giới thiệu một số hình ảnh tư liệu về Trường Sa mãi trong tim người Việt.
Lính đảo Trường Sa
THANH NIÊN
Tết Nguyên đán ở Trường Sa
THANH NIÊN
Những con người từng gắn bó nơi này đều xem đất đảo Trường Sa như một phần máu thịt. Để dựng xây miền biên hải, tinh thần thép thôi thì không đủ bởi nó không thể nào đương đầu nổi với sóng gió khắc nghiệt - nơi có gần một nửa số ngày trong năm phải chịu bão giông.
Sự đổi thay diệu kỳ khởi nguồn từ một tinh - thần - Trường Sa. Chính tinh thần thiêng liêng ấy đã làm cho sức người trở nên vô biên, chế ngự những con sóng bạc đầu dập dồn bất tận giữa trùng khơi, những tia nắng xuyên thấu thịt da, để gieo lên mầm sống mãnh liệt trên những rẻo cát san hô nung bỏng chân trần.
Trích Đất thiêng trên biển Đông của tác giả Đình Phú đăng trên Thanh Niên ngày 30.4.2011
Nhịp sống ở Trường Sa
THANH NIÊN
Giữ màu xanh cho Trường Sa
THANH NIÊN
Trẻ em ở quần đảo Trường sa
THANH NIÊN
Quần đảo Trường Sa thuộc H.Trường Sa (Khánh Hòa) có trên 100 đảo, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, với diện tích vùng biển rộng 180.000 km2, được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
Hiện nay, Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo, gồm 10 đảo nổi (Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Đá Tây); 11 đảo đá ngầm (Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan) với 33 điểm đóng quân.
Ngoài ra, quần đảo Trường Sa còn nhiều bãi đá ngầm.
Đảo cao nhất là Song Tử Tây, đảo lớn nhất là đảo Ba Bình.
Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất là Song Tử Tây đến Song Tử Đông khoảng 1,5 hải lý; xa nhất là Song Tử Tây (phía bắc) đến An Bang (phía nam) khoảng 280 hải lý.
Bình luận (0)