Trong hàng chục năm qua, nhiều thế hệ phóng viên, cộng tác viên của Báo Thanh Niên đã theo những chuyến tàu, trực thăng của Quân đội nhân dân Việt Nam ra thăm Trường Sa, ghi lại nhịp sống thường nhật của quân và dân nơi đất thiêng của Tổ quốc Việt Nam trên Biển Đông.
Thanh Niên giới thiệu một số hình ảnh tư liệu về Trường Sa mãi trong tim người Việt.
Thao trường ở Trường Sa
TẤN TÚ - HOÀI NAM
Giữ cột mốc chủ quyền
TN - CÔNG NGUYÊN
Cột mốc chủ quyền trên Biển Đông
THANH NIÊN
Quần đảo Trường Sa thuộc H.Trường Sa (Khánh Hòa) có trên 100 đảo, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, với diện tích vùng biển rộng 180.000 km2, được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
Hiện nay, Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo, gồm 10 đảo nổi (Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Đá Tây); 11 đảo đá ngầm (Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan) với 33 điểm đóng quân.
Ngoài ra, quần đảo Trường Sa còn nhiều bãi đá ngầm.
Đảo cao nhất là Song Tử Tây, đảo lớn nhất là đảo Ba Bình.
Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất là Song Tử Tây đến Song Tử Đông khoảng 1,5 hải lý; xa nhất là Song Tử Tây (phía bắc) đến An Bang (phía nam) khoảng 280 hải lý.
Quần đảo Trường Sa án ngữ nhiều đường hàng hải quốc tế, ở đó có nhiều loại hải sản quý và là lá chắn quan trọng bảo vệ sườn phía đông của Tổ quốc.
Bình luận (0)