Một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM nhìn nhận: “Hiệu trưởng, giảng viên có đạt tiêu chuẩn hay không... là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, liên quan trực tiếp đến người học. Là cơ quan quản lý về mặt nhà nước, chúng tôi cũng cần được biết và tham gia quyết định. Mặc dù UBND đã có quyết định về quy chế phối hợp giữa các bên nhưng không phải lúc nào việc này cũng được thực hiện”.
Một đơn vị, hai nơi quản lý!
Đó chỉ là tình huống cho thấy một trường thuộc UBND TP.HCM thành lập nhưng lại có đến 2 đơn vị quản lý là UBND Q.3 (về nhân sự, tài chính) và Sở LĐ-TB-XH (về nhà nước), lại không có sự phối hợp dẫn đến những mâu thuẫn, bất cập trong công tác quản lý và nếu tiếp tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến công tác đào tạo, đến người học.
tin liên quan
Giám đốc sở Giáo dục-Đào tạo phải sử dụng được ngoại ngữHiện nay, tại khu vực TP.HCM còn khá nhiều trường cùng do UBND TP.HCM thành lập, cũng được quản lý bởi 2 cơ quan là Sở LĐ-TB-XH (về mặt nhà nước) và Sở GD-ĐT (quản lý về nhân sự, tài chính). Đó là CĐ Kinh tế TP.HCM, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM, CĐ Lý Tự Trọng, CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn và các trường TC Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Kinh tế kỹ thuật Q.12, Bách nghệ TP.HCM.
Ngoài ra, Trường CĐ Nguyễn Trường Tộ thuộc Sở Công thương, Trường TC Nông nghiệp thuộc Sở NN-PTNT, Trường CĐ Thủ Thiêm thuộc UBND Q.2, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Thủ Đức thuộc UBND Q.Thủ Đức và Trường TC Nhân Đạo thuộc UBND Q.3 cũng đang chịu sự quản lý của 2 đơn vị như vậy.
Gây khó khăn, phức tạp
Hiệu trưởng một trường CĐ cho biết: “Thực sự là việc này có gây khó khăn, phức tạp nhất định cho các trường trong công tác điều hành. Thay vì mỗi năm chúng tôi chỉ gửi báo cáo cho một nơi, đi họp một nơi, xin ý kiến chỉ đạo một nơi để tiết kiệm thời gian, thì nay mọi thứ phải tăng lên gấp 2, gấp 3. Hai bên có cuộc họp nào là chúng tôi phải có mặt đầy đủ, nhiều lắm, không đếm xuể. Chưa kể có khi mỗi sở một chủ trương. Khi muốn đầu tư phát triển trường thì phải có đủ ý kiến của 2 sở, thời gian chờ đợi kéo dài hơn...”.
Phó hiệu trưởng một trường CĐ khác thừa nhận: “Nếu là một trường thuộc bộ nào đó thì Bộ quản lý về nhân sự, tài chính; còn Sở LĐ-TB-XH quản lý về mặt nhà nước là đương nhiên. Nhưng đây là những trường trực thuộc TP.HCM thì không nhất thiết phải để 2 sở quản lý, sẽ gây mất thời gian vào những bản báo cáo, cuộc họp hành ở cả hai bên. Chưa kể có những tình huống phức tạp, thiếu thống nhất trong chủ trương của mỗi bên, hoạt động của trường cũng bị ảnh hưởng”.
Trước những tình huống này, để có sự thuận lợi cho chính các trường cũng như sự thống nhất trong công tác giám sát, quản lý, Chủ tịch UBND TP.HCM đã đồng ý chấp thuận để Sở LĐ-TB-XH làm đề án quy hoạch lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó có việc tiếp quản các trường CĐ, trung cấp trên.
Bình luận