>> Tăng giá nước tại TP.HCM
>> Không tăng giá nước trong mùa hè
>> TP.HCM tiếp tục tăng giá nước
>> Từ 1-3 tăng giá nước lên 48%: Người ở trọ đăng ký định mức ra sao?
>> Cho phép tăng giá nước 10%/năm
>> Lấy ý kiến về việc tăng giá nước tại TP.HCM
>> TP.HCM: Lại đề nghị tăng giá nước
>> Thừa Thiên-Huế tăng giá nước sinh hoạt
>> Hà Nội: Đề nghị tăng giá nước
>> TP.HCM: Chưa cho phép tăng giá nước
Theo bà Dương Thị Thu Hằng, Trưởng ban Giá của Sở Tài chính Hà Nội, đến thời điểm hiện nay, giá nước ban hành theo quyết định của UBND TP.Hà Nội từ năm 2010 đã không còn đủ bù đắp giá thành sản xuất nước. Liên ngành đã báo cáo UBND TP.Hà Nội xem xét thời gian điều chỉnh giá nước thực hiện từ ngày 1.10.2013, điều chỉnh theo lộ trình từ 1.10 hằng năm đến năm 2015.
Theo lộ trình này, tỷ lệ tăng từ ngày 1.10.2013 thấp nhất là 19,93% ở mức nước sử dụng 10 m3 đầu tiên phục vụ sinh hoạt (tăng từ 3.478 đồng lên 4.172 đồng/m3). Mức tăng cao nhất là mức nước sử dụng kinh doanh dịch vụ là 35,48% (tăng từ 10.434 đồng lên 14.137 đồng/m3).
Mặc dù tăng giá nước sinh hoạt nhưng bà Dương Thị Thu Hằng cho rằng vẫn còn thấp hơn so với các tỉnh, thành khác.
Liên quan đến những thông tin về mức lương “khủng” của các lãnh đạo doanh nghiệp công ích gây bức xúc trong dư luận thời gian qua, ông Nguyễn Như Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty nước sạch Hà Nội có mặt tại buổi họp báo cho biết: “Công ty chúng tôi là doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường, theo luật Doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp công ích”.
Ông Hải chia sẻ: “Bảng lương của chúng tôi theo bảng lương Nhà nước. Cụ thể, lương Tổng giám đốc khoảng 30 triệu đồng/tháng, lương của Chủ tịch HĐQT 31 triệu đồng/tháng nhưng chúng tôi chỉ được lĩnh 80% số đó. Đến cuối năm, nếu hoàn thành nhiệm vụ thì được lĩnh nốt số tiền lương còn lại”…
Thái Uyên
Bình luận (0)